Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết một trạm quan trắc tại Việt Nam đã phát hiện chất phóng xạ trong không khí, nhưng may mắn là hàm lượng chỉ nhỏ và không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
"Trạm quan trắc của Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân thuộc Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam đã phát hiện đồng vị phóng xạ I-131 trong không khí", báo cáo công bố tối nay có đoạn.
"Tuy nhiên hàm lượng (chất này) rất nhỏ, không ảnh hưởng đến sức khỏe con người".
Theo báo cáo về số liệu phóng xạ môi trường của tổ chức cấm thử hạt nhân toàn diện CTBTO, hình ảnh mô phỏng đám mây phóng xạ cho thấy tại Thái Bình Dương, đám mây ngày càng lan rộng xuống phía nam so với Nhật Bản, nơi có nhà máy điện hạt nhân đang rò rỉ phóng xạ ra môi trường.
Tại khu vực Đông Nam Á, trong hai ngày 28 và 29/3, mây phóng xạ vẫn có xu hướng tiến đến Indonesia và Malaysia.
Các trạm quan trắc của mạng lưới CTBTO rất nhạy và có thể phát hiện các hạt nhân phóng xạ với nồng độ rất thấp trong bầu khí quyển. Nồng độ này có thể không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, báo cáo nhấn mạnh.
Cho đến nay, gần Việt Nam nhất có trạm tại Phillipines đã phát hiện thấy các hạt nhân phóng xạ.
Theo mô phỏng, đám mây phóng xạ trong hôm nay và ngày mai vẫn chưa vào lãnh thổ Việt Nam. Nó đang có xu hướng lan rộng, có vẻ như tiến đến gần Việt Nam theo hướng đông nam.
Đến hết ngày 29/3, có thể có một vài đám mây nhỏ nằm tản mạn sát phía bắc gần đảo Hải Nam (Trung Quốc) và phía nam mũi Cà Mau và đảo Phú Quốc của Việt Nam, thông báo của Trung tâm dữ liệu Việt Nam thuộc mạng lưới CTBTO cho biết.
Những ngày sắp tới, đám mây này có lan rộng tới Việt Nam hay không còn phụ thuộc vào điều kiện khí tượng của vùng Đông Nam Á. Tuy nhiên nếu đám mây phóng xạ đến Việt Nam thì rất khó phát hiện sự ảnh hưởng của nó đến nền phóng xạ tại Việt Nam.
Tại Nhật Bản, việc khắc phục sự cố hạt nhân ở nhà máy Fukushima I vẫn còn diễn biến phức tạp, trong đó có tình trạng rò rỉ phóng xạ qua hơi nước thoát từ lò phản ứng và bể chứa nhiên liệu đã cháy; hiện tượng nước nhiễm xạ ngập ở sàn tòa nhà chứa lò phản ứng vẫn chưa khắc phục được, do vậy công nhân chưa thể tiếp cận để sửa chữa máy móc, thiết bị.
Trong buổi làm việc chiều nay với Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Lê Đình Tiến, chuyên gia Nhật Bản Satoru Toshimitsu, Trưởng đại diện Văn phòng của Diễn đàn công nghiệp điện hạt nhân Nhật Bản (JAIF), kiêm Trưởng đại diện Công ty phát triển điện hạt nhân quốc tế Nhật Bản (JNED) tại Việt Nam, cho rằng tình hình chỉ xấu đi nếu trường hợp tiếp tục xảy ra động đất và sóng thần tại địa điểm nhà máy.
Còn nếu không, thì cùng với sự giúp đỡ của IAEA và các nước khác, Nhật Bản có thể kiểm soát và hạn chế đến mức thấp nhất các hậu quả của sự cố hạt nhân tại Nhà máy Fukushima 1 và có thể loại trừ được khả năng xảy ra vụ nổ hạt nhân tại các lò phản ứng như trường hợp của Chernobyl.
Hương Thu
"Trạm quan trắc của Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân thuộc Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam đã phát hiện đồng vị phóng xạ I-131 trong không khí", báo cáo công bố tối nay có đoạn.
"Tuy nhiên hàm lượng (chất này) rất nhỏ, không ảnh hưởng đến sức khỏe con người".
Theo báo cáo về số liệu phóng xạ môi trường của tổ chức cấm thử hạt nhân toàn diện CTBTO, hình ảnh mô phỏng đám mây phóng xạ cho thấy tại Thái Bình Dương, đám mây ngày càng lan rộng xuống phía nam so với Nhật Bản, nơi có nhà máy điện hạt nhân đang rò rỉ phóng xạ ra môi trường.
Tại khu vực Đông Nam Á, trong hai ngày 28 và 29/3, mây phóng xạ vẫn có xu hướng tiến đến Indonesia và Malaysia.
Các trạm quan trắc của mạng lưới CTBTO rất nhạy và có thể phát hiện các hạt nhân phóng xạ với nồng độ rất thấp trong bầu khí quyển. Nồng độ này có thể không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, báo cáo nhấn mạnh.
Mô phỏng hình ảnh đám mây phóng xạ tại Đông Nam Á ngày 29/3. Đồ hoạ: VAEC |
Theo mô phỏng, đám mây phóng xạ trong hôm nay và ngày mai vẫn chưa vào lãnh thổ Việt Nam. Nó đang có xu hướng lan rộng, có vẻ như tiến đến gần Việt Nam theo hướng đông nam.
Đến hết ngày 29/3, có thể có một vài đám mây nhỏ nằm tản mạn sát phía bắc gần đảo Hải Nam (Trung Quốc) và phía nam mũi Cà Mau và đảo Phú Quốc của Việt Nam, thông báo của Trung tâm dữ liệu Việt Nam thuộc mạng lưới CTBTO cho biết.
Những ngày sắp tới, đám mây này có lan rộng tới Việt Nam hay không còn phụ thuộc vào điều kiện khí tượng của vùng Đông Nam Á. Tuy nhiên nếu đám mây phóng xạ đến Việt Nam thì rất khó phát hiện sự ảnh hưởng của nó đến nền phóng xạ tại Việt Nam.
Tại Nhật Bản, việc khắc phục sự cố hạt nhân ở nhà máy Fukushima I vẫn còn diễn biến phức tạp, trong đó có tình trạng rò rỉ phóng xạ qua hơi nước thoát từ lò phản ứng và bể chứa nhiên liệu đã cháy; hiện tượng nước nhiễm xạ ngập ở sàn tòa nhà chứa lò phản ứng vẫn chưa khắc phục được, do vậy công nhân chưa thể tiếp cận để sửa chữa máy móc, thiết bị.
Trong buổi làm việc chiều nay với Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Lê Đình Tiến, chuyên gia Nhật Bản Satoru Toshimitsu, Trưởng đại diện Văn phòng của Diễn đàn công nghiệp điện hạt nhân Nhật Bản (JAIF), kiêm Trưởng đại diện Công ty phát triển điện hạt nhân quốc tế Nhật Bản (JNED) tại Việt Nam, cho rằng tình hình chỉ xấu đi nếu trường hợp tiếp tục xảy ra động đất và sóng thần tại địa điểm nhà máy.
Còn nếu không, thì cùng với sự giúp đỡ của IAEA và các nước khác, Nhật Bản có thể kiểm soát và hạn chế đến mức thấp nhất các hậu quả của sự cố hạt nhân tại Nhà máy Fukushima 1 và có thể loại trừ được khả năng xảy ra vụ nổ hạt nhân tại các lò phản ứng như trường hợp của Chernobyl.
Hương Thu