“Đà Lạt sử quán” đã và đang tiếp tục gây thú vị lẫn gây “sốc”, gây choáng cho du khách (dĩ nhiên cả người Đà Lạt) khi đặt chân đến trong suốt ba năm trở lại đây.
Ai cũng biết nhưng chẳng hiểu sao thiên hạ chỉ túm tụm luận bàn, tán hươu tán vượn..., có khi gay gắt, mỗi khi rời bước khỏi nó.
Khi đặt chân vào “Đà Lạt sử quán”, cảm nhận đầu tiên là một khung cảnh sạch và trong đến tinh khiết, màu xanh dịu ngọt, cùng những bóng dáng thiếu nữ xinh như một “miền gái đẹp” thướt tha - kẻ ngang tàng đến mấy cũng mềm lòng!
Tiếp theo là nhà cửa, thông, hoa, tranh thêu... được bài trí có chủ ý, mang hơi hướng nghệ thuật sắp đặt. Sau những cảm giác như thế sẽ gặp “trận đồ” chữ nghĩa hiện ra, bao vây tứ phía, mà có khi về tới TP.HCM, Hà Nội, Pháp, Mỹ... cũng không quên được vì thú vị hoặc sốc, tùy người.
“Ma trận” chữ nghĩa
Đó là những khu vực mang tên Đám người bị ruồng bỏ, Núi chiêm bao, Nơi sinh ra tự do, tình yêu và thi ca, Đền gánh chữ, Trái tim vừa ra đi, Tin tức không từ đâu đến, Cầu Tâm Vọng, Khu phố nụ hôn, Khu phố tóc bạc, Người xin giấy phép sống, Điệu nhảy đến cái chết, Nấm mồ rỗng, Kẻ nhân danh đạo lý thị trường, Mặt nạ không tình yêu, Nơi bắt đầu sự trả thù, Thân phận kẻ hoài nhớ tương lai...
Và mới đây (từ 15-7 đến 17-7), vẫn trong dòng “ma trận” chữ nghĩa ấy, trong một lễ hội tự tổ chức (theo công ty trên là để tôn vinh nghề... thêu) có mời 40 tờ báo lên Đà Lạt dự, họ lại đặt ra các chương trình với cách gọi tên cũng chưa từng thấy bao giờ ở VN: lễ “Làm nguôi giận các vị thần linh”, “ Người tình không chung một thế giới”, “Ăn trái cấm tưởng nhớ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn”, căn nhà “Áo cưới - áo lâm chung”, “Bắt cóc ngày cưới”, “Xuân về nỗi lo ong bướm”, “Nơi sinh ra tự do và sự sợ hãi”, “Hãy nói nhỏ vì hắn đang nghe chúng ta”, “Vị đắng của loài hoa dại dành cho kẻ trộm lửa”...
Ngoài trình diễn nghệ thuật sắp đặt theo kiểu của mình, tại “Đà Lạt sử quán” lâu nay vào các đêm thứ năm và bảy hằng tuần còn diễn kịch cho du khách xem - những vở kịch cũng do nơi đây soạn ra với diễn viên là nhân viên (tất nhiên chưa bao giờ có cơ quan nào thẩm định nội dung), và cũng vẫn cách phô diễn từ ngữ, chẳng hạn các vở có tên Nụ hôn tội lỗi, Ngôi biệt thự ma...
“Không thể thả nổi”!
Tổng giám đốc Công ty XQ Võ Văn Quân nói toàn bộ những ý tưởng nghệ thuật và “tác phẩm” đó là do mình nghĩ và sáng tạo ra, và ông tự xếp nó vào trường phái “nghệ thuật sắp đặt”.
Trong khi đó, trưởng phòng nghiệp vụ Sở VH-TT Lâm Đồng Nguyễn Tánh cho là các “nhà” nghệ thuật sắp đặt của “Đà Lạt sử quán” đã cố ý tạo ra một thứ giá trị qua chữ nghĩa cao siêu, xa lạ để nhằm thu hút du khách, như tung hỏa mù, nhưng giá trị nghệ thuật thực chất để tương xứng với chữ nghĩa đó là không có, rỗng trơn.
Còn giám đốc Sở VH-TT Lâm Đồng Đỗ Văn Thể nói rằng từ lâu chính quyền địa phương đã đau đầu khi đề cập đến chuyện... “làm nghệ thuật” ở “Đà Lạt sử quán”. Ông Thể tiếp: “Kỳ này phải làm rõ chuyện nghệ thuật ở “Đà Lạt sử quán”, không thể để kéo dài thêm! Không thể để du khách cứ tiếp tục bị mắc lừa!...”. Cụ thể Sở VH-TT Lâm Đồng sẽ thành lập (chậm nhất trong tháng tám) một đoàn thẩm định nghệ thuật, có mời những chuyên gia về nghệ thuật sắp đặt vào “Đà Lạt sử quán” để “chẩn đoán” những hoạt động được cho là nghệ thuật ở đây, “phải nhận dạng cho được đó là cái gì!”.
Như vậy, rõ ràng chính quyền tỉnh Lâm Đồng lâu nay có lẽ vì “không hiểu nổi” thứ nghệ thuật được phô diễn ở “Đà Lạt sử quán” nên đã không đủ tự tin để có phát ngôn chính thức, nhúng tay vào, mặc cho dư luận trong và ngoài tỉnh lời ra tiếng vào.
Ai cũng biết nhưng chẳng hiểu sao thiên hạ chỉ túm tụm luận bàn, tán hươu tán vượn..., có khi gay gắt, mỗi khi rời bước khỏi nó.
Khi đặt chân vào “Đà Lạt sử quán”, cảm nhận đầu tiên là một khung cảnh sạch và trong đến tinh khiết, màu xanh dịu ngọt, cùng những bóng dáng thiếu nữ xinh như một “miền gái đẹp” thướt tha - kẻ ngang tàng đến mấy cũng mềm lòng!
Tiếp theo là nhà cửa, thông, hoa, tranh thêu... được bài trí có chủ ý, mang hơi hướng nghệ thuật sắp đặt. Sau những cảm giác như thế sẽ gặp “trận đồ” chữ nghĩa hiện ra, bao vây tứ phía, mà có khi về tới TP.HCM, Hà Nội, Pháp, Mỹ... cũng không quên được vì thú vị hoặc sốc, tùy người.
“Ma trận” chữ nghĩa
Đó là những khu vực mang tên Đám người bị ruồng bỏ, Núi chiêm bao, Nơi sinh ra tự do, tình yêu và thi ca, Đền gánh chữ, Trái tim vừa ra đi, Tin tức không từ đâu đến, Cầu Tâm Vọng, Khu phố nụ hôn, Khu phố tóc bạc, Người xin giấy phép sống, Điệu nhảy đến cái chết, Nấm mồ rỗng, Kẻ nhân danh đạo lý thị trường, Mặt nạ không tình yêu, Nơi bắt đầu sự trả thù, Thân phận kẻ hoài nhớ tương lai...
Và mới đây (từ 15-7 đến 17-7), vẫn trong dòng “ma trận” chữ nghĩa ấy, trong một lễ hội tự tổ chức (theo công ty trên là để tôn vinh nghề... thêu) có mời 40 tờ báo lên Đà Lạt dự, họ lại đặt ra các chương trình với cách gọi tên cũng chưa từng thấy bao giờ ở VN: lễ “Làm nguôi giận các vị thần linh”, “ Người tình không chung một thế giới”, “Ăn trái cấm tưởng nhớ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn”, căn nhà “Áo cưới - áo lâm chung”, “Bắt cóc ngày cưới”, “Xuân về nỗi lo ong bướm”, “Nơi sinh ra tự do và sự sợ hãi”, “Hãy nói nhỏ vì hắn đang nghe chúng ta”, “Vị đắng của loài hoa dại dành cho kẻ trộm lửa”...
Ngoài trình diễn nghệ thuật sắp đặt theo kiểu của mình, tại “Đà Lạt sử quán” lâu nay vào các đêm thứ năm và bảy hằng tuần còn diễn kịch cho du khách xem - những vở kịch cũng do nơi đây soạn ra với diễn viên là nhân viên (tất nhiên chưa bao giờ có cơ quan nào thẩm định nội dung), và cũng vẫn cách phô diễn từ ngữ, chẳng hạn các vở có tên Nụ hôn tội lỗi, Ngôi biệt thự ma...
“Không thể thả nổi”!
Tổng giám đốc Công ty XQ Võ Văn Quân nói toàn bộ những ý tưởng nghệ thuật và “tác phẩm” đó là do mình nghĩ và sáng tạo ra, và ông tự xếp nó vào trường phái “nghệ thuật sắp đặt”.
Trong khi đó, trưởng phòng nghiệp vụ Sở VH-TT Lâm Đồng Nguyễn Tánh cho là các “nhà” nghệ thuật sắp đặt của “Đà Lạt sử quán” đã cố ý tạo ra một thứ giá trị qua chữ nghĩa cao siêu, xa lạ để nhằm thu hút du khách, như tung hỏa mù, nhưng giá trị nghệ thuật thực chất để tương xứng với chữ nghĩa đó là không có, rỗng trơn.
Còn giám đốc Sở VH-TT Lâm Đồng Đỗ Văn Thể nói rằng từ lâu chính quyền địa phương đã đau đầu khi đề cập đến chuyện... “làm nghệ thuật” ở “Đà Lạt sử quán”. Ông Thể tiếp: “Kỳ này phải làm rõ chuyện nghệ thuật ở “Đà Lạt sử quán”, không thể để kéo dài thêm! Không thể để du khách cứ tiếp tục bị mắc lừa!...”. Cụ thể Sở VH-TT Lâm Đồng sẽ thành lập (chậm nhất trong tháng tám) một đoàn thẩm định nghệ thuật, có mời những chuyên gia về nghệ thuật sắp đặt vào “Đà Lạt sử quán” để “chẩn đoán” những hoạt động được cho là nghệ thuật ở đây, “phải nhận dạng cho được đó là cái gì!”.
Như vậy, rõ ràng chính quyền tỉnh Lâm Đồng lâu nay có lẽ vì “không hiểu nổi” thứ nghệ thuật được phô diễn ở “Đà Lạt sử quán” nên đã không đủ tự tin để có phát ngôn chính thức, nhúng tay vào, mặc cho dư luận trong và ngoài tỉnh lời ra tiếng vào.
Theo TTO