"1, 2, 3 dzô... không say không về", tiếng la hét nhốn nháo của gần chục nam sinh chuốc rượu nhau trong một quán nhậu ở làng đại học Thủ Đức (TP HCM). Còn ở bàn khác một số thanh niên đã ngà say và bắt đầu nói nhảm.
Tuyên bố "nam vô tửu như kỳ vô phong", Thiện, một sinh viên trong nhóm kể ra hàng trăm lý do cổ vũ cho việc cánh mày râu phải biết uống rượu: nào là nhậu để làm quen, giao lưu kết bạn, tạo mối quan hệ, để sau này đi làm tiếp cấp trên.... Bạn này quả quyết: "Bản lĩnh đàn ông phải được chứng minh trên bàn nhậu. Mấy thằng không biết uống thì tốt nhất ở nhà mặc váy".
Sau khi tuyên bố lý do buổi họp mặt của nhóm, một sinh viên "đàn anh" dáng cao to, nước da ngăm đen cầm ly rượu đi một vòng bàn tiệc. Hễ đến chỗ em nào, đại ca tự nguyện uống hết một chén đầy rồi rót ly khác để mời, và theo nguyên tắc "chào bàn", không ai được phép từ chối.
Ngoại lệ ở đây chỉ có Hiến, sinh viên năm nhất mặt còn búng ra sữa vì không biết uống nên được đặc cách "qua tua", song đổi lại cậu bị mọi người đặt cho biệt danh là "chị Hiến". Mỗi khi nhóm đi nhậu, "chị Hiến" đều được giao trọng trách trông giữ đồ đạc, cặp
sách cho đàn anh yên tâm thả hồn vào hơi men.
Ngồi khép mình ở một góc bàn, Hiến kể, do ở chung phòng ký túc với các anh nên mỗi khi có dịp tổ chức đi chơi hay nhậu nhẹt thế này cậu không thể vắng mặt được. "Gần như tuần nào cũng có lý do để uống: vui cũng uống, buồn cũng uống, còn hôm nay chẳng có chuyện gì cũng rủ nhau đi vậy, bảo là xả stress", cậu trò 18 tuổi kể.
Và cứ như thế, buổi tiệc ngẫu hứng của đám nam sinh diễn ra trong ồn ào náo nhiệt và nồng nặc men rượu. Hết người này đến người khác cầm ly chuốc nhau đến say mèm và chỉ chịu dừng khi Hiến nhắc đã đến giờ ký túc xá đóng cửa.
Còn Quốc Bảo, năm 3 đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM sở dĩ uống được rượu như nước là do từ nhỏ bị bệnh mất ngủ kinh niên, sau khi được hàng xóm khuyên, cha mẹ đã cho em cho uống rượu để trị bệnh. Kể từ đó, mỗi khi lên giường gia
đình lại không quên rót cho Bảo uống một ly rượu đế nhỏ giúp cậu dễ ngủ.
Nam sinh này kể: “Em có thể một lúc uống hết nguyên thùng bia mà không cần ăn một miếng mồi nào. Nhất là khi em lên đại học, đi làm thêm tại nhà hàng nên thường xuyên được mời, mỗi lần nhậu em thấy mình chưa bao giờ xỉn, dù uống cỡ nào em vẫn thấy tỉnh táo”.
Từ đó Bảo nổi tiếng ở hầu hết cuộc nhậu và cả khi đi làm thêm, cu cậu cũng thường được sếp dẫn theo trong những dịp cần “đấu tửu” với ai đó. Dựa vào thế mạnh này, trong mỗi cuộc nhậu, Bảo thường làm mọi người phát sốt với nhiều thể loại như thi “nhậu vô thực” hay quy tắc “vào ba ra bảy”. Đã vậy, những lúc rảnh rỗi, Bảo thường kiếm nhiều lý do để rủ bạn bè đi nhậu, nhưng đa số bạn quen đều từ chối sợ bị ép xỉn.
“Mỗi lần lớp tổ chức tiệc hàn huyên với nhau thì bạn ấy suốt ngày chỉ thích ép người này người kia uống đến say bí tỉ mà quên đi niềm vui chung của tập thể”, một bạn nữ chung lớp với Bảo bày tỏ bức xúc.
Chẳng những cánh mày râu thích mượn rượu thể hiện mình, Nga (sinh viên đại học quốc gia) cũng nổi tiếng khoản này nên được bạn bè phong cho là “bợm nhậu". Cô tự hào khoe: “Ba thằng con trai cũng chưa uống lại em đâu. Mới đây tụi nó uống đến nỗi phải móc họng nôn ra mà em vẫn chẳng sao”.
Sinh ra tại Bạc Liêu gia đình ba đời nghiện rượu, từ nhỏ cô bé phải thường xuyên đi mua rượu cho ba nhậu. "Lần đó trên đường đi mua rượu cho Tía về, em mở chai rượu ra nếm thử một chút coi thế nào. Mới đầu thấy trong người nóng nóng khó chịu nhưng cảm giác cũng hay hay nên các lần sau cũng thử một chút như vậy. Rồi khi ở một mình, thấy chai rượu nằm không em cũng lén uống một vài ly và nghiện nó lúc nào không biết”, Nga hồn nhiên kể.
Trong mọi cuộc vui, Nga chưa hề từ chối bất kỳ một tấm thịnh tình nào của người khác mời rượu. Không chỉ vậy, thấy ai mời với thái độ "dễ ghét" là cô bé liền mời lại 3 ly để chứng tỏ mình cũng không hề dễ bắt nạt.
Tuy nhiên trong một lần mới dây, đang uống say sưa Nga ôm bụng vật vã đau đớn. Khi bạn bè hộ tống bệnh viện, bác sĩ cho biết cô bị viêm loét dạ dày và phải cắt một phần dạ dày. Từ hôm đó, những cơn đau thường xuyên hành hạ làm cô bé ám ảnh không dám đụng đến rượu bia nữa.
Bàn về "văn hóa nhậu" ở Việt Nam, Thạc sĩ giáo dục Phạm Phúc Thịnh, Chuyên viên tư vấn trung tâm Nhịp cầu hạnh phúc cho rằng, từ xưa hình ảnh ly rượu đã trở nên nét truyền thống trong đời sống văn hóa, xã giao của dân tộc Việt như trong câu "khách đến nhà không trà thì rượu". Song khi uống rượu, người xưa chỉ dùng một chiếc
ly hạt mít hoặc ly mắt trâu bé xíu, đồng thời chỉ "nhắp" từng ngụm nhỏ để tạo hưng phấn vui vẻ cho cuộc trò chuyện tâm tình chứ không ép nhau và uống ừng ực như bây giờ.
Còn ở phương Tây, khi uống rượu người ta dùng chiếc ly thủy tinh lớn nhưng chỉ rót 1/3 ly và mỗi lần uống người ta lắc đều cho hơi rượu quyện lên. Như thế vừa thưởng thức được hương thơm và vị nồng của rượu ngon.
Lý giải việc hiện nay nhiều thanh niên lao đầu vào uống rượu thật nhiều để thể hiện cái sĩ diện của mình, ông Thịnh cho rằng, não trạng này là do ảnh hưởng của phim kiếm hiệp nước ngoài với hình ảnh các anh hùng hào kiệt cầm bát rượu to uống hoài mà không say
khiến mọi người nể phục.
"Nam vô tửu như kỳ vô phong, nhưng kỳ vô phong nhiều quá thì rách mất. Vì vậy việc nhắp vài ngụm rượu, bia trong những buổi tiệc vui là không xấu nhưng cần phải uống có chừng mực, không quá đà làm mất lòng người khác hay phải chuốc lấy bệnh tật, tai nạn đáng tiếc", ông Thịnh bày tỏ.
Thi Trân
Tuyên bố "nam vô tửu như kỳ vô phong", Thiện, một sinh viên trong nhóm kể ra hàng trăm lý do cổ vũ cho việc cánh mày râu phải biết uống rượu: nào là nhậu để làm quen, giao lưu kết bạn, tạo mối quan hệ, để sau này đi làm tiếp cấp trên.... Bạn này quả quyết: "Bản lĩnh đàn ông phải được chứng minh trên bàn nhậu. Mấy thằng không biết uống thì tốt nhất ở nhà mặc váy".
Sau khi tuyên bố lý do buổi họp mặt của nhóm, một sinh viên "đàn anh" dáng cao to, nước da ngăm đen cầm ly rượu đi một vòng bàn tiệc. Hễ đến chỗ em nào, đại ca tự nguyện uống hết một chén đầy rồi rót ly khác để mời, và theo nguyên tắc "chào bàn", không ai được phép từ chối.
Trong mỗi cuộc vui của bạn trẻ, rượu, bia là những thứ không thể thiếu. Ảnh: TT. |
sách cho đàn anh yên tâm thả hồn vào hơi men.
Ngồi khép mình ở một góc bàn, Hiến kể, do ở chung phòng ký túc với các anh nên mỗi khi có dịp tổ chức đi chơi hay nhậu nhẹt thế này cậu không thể vắng mặt được. "Gần như tuần nào cũng có lý do để uống: vui cũng uống, buồn cũng uống, còn hôm nay chẳng có chuyện gì cũng rủ nhau đi vậy, bảo là xả stress", cậu trò 18 tuổi kể.
Và cứ như thế, buổi tiệc ngẫu hứng của đám nam sinh diễn ra trong ồn ào náo nhiệt và nồng nặc men rượu. Hết người này đến người khác cầm ly chuốc nhau đến say mèm và chỉ chịu dừng khi Hiến nhắc đã đến giờ ký túc xá đóng cửa.
Còn Quốc Bảo, năm 3 đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM sở dĩ uống được rượu như nước là do từ nhỏ bị bệnh mất ngủ kinh niên, sau khi được hàng xóm khuyên, cha mẹ đã cho em cho uống rượu để trị bệnh. Kể từ đó, mỗi khi lên giường gia
đình lại không quên rót cho Bảo uống một ly rượu đế nhỏ giúp cậu dễ ngủ.
Nam sinh này kể: “Em có thể một lúc uống hết nguyên thùng bia mà không cần ăn một miếng mồi nào. Nhất là khi em lên đại học, đi làm thêm tại nhà hàng nên thường xuyên được mời, mỗi lần nhậu em thấy mình chưa bao giờ xỉn, dù uống cỡ nào em vẫn thấy tỉnh táo”.
Từ đó Bảo nổi tiếng ở hầu hết cuộc nhậu và cả khi đi làm thêm, cu cậu cũng thường được sếp dẫn theo trong những dịp cần “đấu tửu” với ai đó. Dựa vào thế mạnh này, trong mỗi cuộc nhậu, Bảo thường làm mọi người phát sốt với nhiều thể loại như thi “nhậu vô thực” hay quy tắc “vào ba ra bảy”. Đã vậy, những lúc rảnh rỗi, Bảo thường kiếm nhiều lý do để rủ bạn bè đi nhậu, nhưng đa số bạn quen đều từ chối sợ bị ép xỉn.
“Mỗi lần lớp tổ chức tiệc hàn huyên với nhau thì bạn ấy suốt ngày chỉ thích ép người này người kia uống đến say bí tỉ mà quên đi niềm vui chung của tập thể”, một bạn nữ chung lớp với Bảo bày tỏ bức xúc.
Chẳng những nam nhi mà các "bóng hồng" cũng tỏ ra không hề thua kém. Ảnh: TT. |
Sinh ra tại Bạc Liêu gia đình ba đời nghiện rượu, từ nhỏ cô bé phải thường xuyên đi mua rượu cho ba nhậu. "Lần đó trên đường đi mua rượu cho Tía về, em mở chai rượu ra nếm thử một chút coi thế nào. Mới đầu thấy trong người nóng nóng khó chịu nhưng cảm giác cũng hay hay nên các lần sau cũng thử một chút như vậy. Rồi khi ở một mình, thấy chai rượu nằm không em cũng lén uống một vài ly và nghiện nó lúc nào không biết”, Nga hồn nhiên kể.
Trong mọi cuộc vui, Nga chưa hề từ chối bất kỳ một tấm thịnh tình nào của người khác mời rượu. Không chỉ vậy, thấy ai mời với thái độ "dễ ghét" là cô bé liền mời lại 3 ly để chứng tỏ mình cũng không hề dễ bắt nạt.
Tuy nhiên trong một lần mới dây, đang uống say sưa Nga ôm bụng vật vã đau đớn. Khi bạn bè hộ tống bệnh viện, bác sĩ cho biết cô bị viêm loét dạ dày và phải cắt một phần dạ dày. Từ hôm đó, những cơn đau thường xuyên hành hạ làm cô bé ám ảnh không dám đụng đến rượu bia nữa.
Bàn về "văn hóa nhậu" ở Việt Nam, Thạc sĩ giáo dục Phạm Phúc Thịnh, Chuyên viên tư vấn trung tâm Nhịp cầu hạnh phúc cho rằng, từ xưa hình ảnh ly rượu đã trở nên nét truyền thống trong đời sống văn hóa, xã giao của dân tộc Việt như trong câu "khách đến nhà không trà thì rượu". Song khi uống rượu, người xưa chỉ dùng một chiếc
ly hạt mít hoặc ly mắt trâu bé xíu, đồng thời chỉ "nhắp" từng ngụm nhỏ để tạo hưng phấn vui vẻ cho cuộc trò chuyện tâm tình chứ không ép nhau và uống ừng ực như bây giờ.
Còn ở phương Tây, khi uống rượu người ta dùng chiếc ly thủy tinh lớn nhưng chỉ rót 1/3 ly và mỗi lần uống người ta lắc đều cho hơi rượu quyện lên. Như thế vừa thưởng thức được hương thơm và vị nồng của rượu ngon.
Lý giải việc hiện nay nhiều thanh niên lao đầu vào uống rượu thật nhiều để thể hiện cái sĩ diện của mình, ông Thịnh cho rằng, não trạng này là do ảnh hưởng của phim kiếm hiệp nước ngoài với hình ảnh các anh hùng hào kiệt cầm bát rượu to uống hoài mà không say
khiến mọi người nể phục.
"Nam vô tửu như kỳ vô phong, nhưng kỳ vô phong nhiều quá thì rách mất. Vì vậy việc nhắp vài ngụm rượu, bia trong những buổi tiệc vui là không xấu nhưng cần phải uống có chừng mực, không quá đà làm mất lòng người khác hay phải chuốc lấy bệnh tật, tai nạn đáng tiếc", ông Thịnh bày tỏ.
Thi Trân