Cho dù đã đạt được sự tăng trưởng cao trong một thời gian dài, nhưng theo các chuyên gia quốc tế, kinh tế Việt Nam đã bị bỏ lại quá xa bởi các nước khác trong khu vực.
Đó là kết luận được rút ra từ Báo cáo phát triển Việt Nam 2009 của Ngân hàng Thế giới mới (WB) được công bố.
WB nhận xét, Việt Nam tụt hậu về kinh tế tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore.
Đánh giá của Diễn đàn Kinh tế thế giới cho biết hầu hết các tiêu chí cạnh tranh trong kinh doanh của Việt Nam đều ở dưới mức trung bình, thực không vượt quá năm điểm.
Còn theo đánh giá của tổ chức Minh bạch quốc tế, Việt Nam được xếp 2,6/10 điểm năm 2007 và 2,7/10 điểm năm 2008. Hai chỉ số này cho thấy, tham nhũng vẫn đang ở mức rất cao.
Căn cứ để WB đưa ra bảng xếp hạng trên là: Thu nhập bình quân đầu người trong năm 2007 của Việt Nam (là 836 USD so với 1.918 USD của Indonesia, 3.850 USD của Thái Lan, và 35.163 USD của Singapore); và tốc độ tăng trưởng thu nhập trên đầu người tính theo giá cố định trong giai đoạn 2001 – 2007 (ở bốn nước theo thứ tự trên là 6,5%, 4,8%, 4,8% và 4,0% một năm).
“Những tính toán này hoàn toàn là giả thuyết,… nhưng cân nhắc các tốc độ này thì thực tế Việt Nam sẽ phải rất lâu mới theo kịp được”, các chuyên gia của ngân hàng Thế giới nhận định.
Đánh giá này không mới, nhưng rõ ràng nó cho thấy chặng đường phía trước còn rất dài nếu Việt Nam muốn theo kịp các nước trung bình trong khu vực.
Các chuyên gia kinh tế WB cho hay: Mặc dù đã đạt được những thành tựu về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo trong gần 15 năm qua, nhưng trên bình diện quốc tế, những nỗ lực cải cách của Việt Nam nhằm tạo ra môi trường kinh doanh thông thoáng hơn đang có xu hướng chậm lại.
Theo đánh giá của WB, chỉ số năng lực cạnh tranh của Việt Nam là 104 năm 2007, 91 năm 2008 và dự kiến là 92 năm 2009 trên 178 quốc gia được đánh giá. Căn cứ bảng xếp hạng này, Việt Nam đứng đầu nhóm các quốc gia xếp hạng thấp.
Ông Trần Hữu Huỳnh, Trưởng ban Pháp chế (Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam) nhận xét: “Rõ ràng, vị trí của Việt Nam đã không có sự thay đổi theo các đánh giá của cả ba tổ chức quốc tế trong ba năm gần đây”.
Về phương diện trong nước, nhiều thủ tục hành chính và rào cản kinh doanh đang có xu hướng tăng mạnh làm ảnh hưởng đến sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân – nguồn hy vọng để thu hẹp khoảng cách tụt hậu kinh tế của Việt Nam với các nước.
Theo kết quả khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, gần như không hề có cải thiện nào trong năm tiêu chí: vốn, đào tạo lao động, đất đai, cải cách hành chính, cơ sở hạ tầng gây khó khăn nhất trong việc kinh doanh trong ba năm qua.
Rõ ràng, phần lớn các khó khăn này nằm về phía trách nhiệm của Nhà nước.
Các chuyên gia kinh tế của WB nhận định: Nếu Việt Nam cải cách được các thủ tục hành chính công thành công, thì nền kinh tế có thể tiết kiệm được từ 13.000 – 30.000 tỉ đồng/năm (tương đương với 800 triệu đến 1,3 tỉ USD).
Ông Jim Winkler, Giám đốc Dự án Nâng cao năng lực cạnh tranh nói: “Có hàng chục ngàn thủ tục từ 20 năm trước đang tồn tại và không phù hợp với nền kinh tế thị trường mà Việt Nam đeo đuổi… thành thực mà nói, rất khó giải quyết chuyện này”.
Nhưng có mâu thuẫn không giữa môi trường kinh doanh yếu kém như vậy với con số FDI cam kết ở mức kỷ lục 61 tỉ USD năm 2008?
Ông Trần Đình Thiên, viện trưởng viện Kinh tế Việt Nam nhận xét: “Môi trường kinh doanh yếu như thế cho thấy lượng FDI kỷ lục đổ vào Việt Nam trong 2008 (61 tỉ USD) chưa hẳn đã thể hiện được sự tin tưởng của các nhà đầu tư quốc tế”.
Trong báo cáo của mình, WB “vẽ” ra hai viễn cảnh của kinh tế Việt Nam đó là: Hoặc Việt Nam sẽ đi theo vết xe đổ của Liên Xô cũ hoặc thành công về phát triển kinh tế như Mauritius.
Giám đốc WB tại Việt Nam nhìn nhận: Mọi người đều cảm thấy lo lắng về tương lai sắp tới nhưng tôi cho rằng, Việt Nam sẽ có khả năng tốt hơn để ứng phó với những tác động của cuộc khủng hoảng đó. Cái quan trọng nhất Việt Nam cần làm bây giờ là tiếp tục cải cách, cải tiến trong vấn đề quản lý tài chính.
Đó là kết luận được rút ra từ Báo cáo phát triển Việt Nam 2009 của Ngân hàng Thế giới mới (WB) được công bố.
WB nhận xét, Việt Nam tụt hậu về kinh tế tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore.
Đánh giá của Diễn đàn Kinh tế thế giới cho biết hầu hết các tiêu chí cạnh tranh trong kinh doanh của Việt Nam đều ở dưới mức trung bình, thực không vượt quá năm điểm.
Còn theo đánh giá của tổ chức Minh bạch quốc tế, Việt Nam được xếp 2,6/10 điểm năm 2007 và 2,7/10 điểm năm 2008. Hai chỉ số này cho thấy, tham nhũng vẫn đang ở mức rất cao.
Căn cứ để WB đưa ra bảng xếp hạng trên là: Thu nhập bình quân đầu người trong năm 2007 của Việt Nam (là 836 USD so với 1.918 USD của Indonesia, 3.850 USD của Thái Lan, và 35.163 USD của Singapore); và tốc độ tăng trưởng thu nhập trên đầu người tính theo giá cố định trong giai đoạn 2001 – 2007 (ở bốn nước theo thứ tự trên là 6,5%, 4,8%, 4,8% và 4,0% một năm).
“Những tính toán này hoàn toàn là giả thuyết,… nhưng cân nhắc các tốc độ này thì thực tế Việt Nam sẽ phải rất lâu mới theo kịp được”, các chuyên gia của ngân hàng Thế giới nhận định.
Đánh giá này không mới, nhưng rõ ràng nó cho thấy chặng đường phía trước còn rất dài nếu Việt Nam muốn theo kịp các nước trung bình trong khu vực.
Các chuyên gia kinh tế WB cho hay: Mặc dù đã đạt được những thành tựu về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo trong gần 15 năm qua, nhưng trên bình diện quốc tế, những nỗ lực cải cách của Việt Nam nhằm tạo ra môi trường kinh doanh thông thoáng hơn đang có xu hướng chậm lại.
Theo đánh giá của WB, chỉ số năng lực cạnh tranh của Việt Nam là 104 năm 2007, 91 năm 2008 và dự kiến là 92 năm 2009 trên 178 quốc gia được đánh giá. Căn cứ bảng xếp hạng này, Việt Nam đứng đầu nhóm các quốc gia xếp hạng thấp.
Ông Trần Hữu Huỳnh, Trưởng ban Pháp chế (Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam) nhận xét: “Rõ ràng, vị trí của Việt Nam đã không có sự thay đổi theo các đánh giá của cả ba tổ chức quốc tế trong ba năm gần đây”.
Về phương diện trong nước, nhiều thủ tục hành chính và rào cản kinh doanh đang có xu hướng tăng mạnh làm ảnh hưởng đến sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân – nguồn hy vọng để thu hẹp khoảng cách tụt hậu kinh tế của Việt Nam với các nước.
Theo kết quả khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, gần như không hề có cải thiện nào trong năm tiêu chí: vốn, đào tạo lao động, đất đai, cải cách hành chính, cơ sở hạ tầng gây khó khăn nhất trong việc kinh doanh trong ba năm qua.
Rõ ràng, phần lớn các khó khăn này nằm về phía trách nhiệm của Nhà nước.
Các chuyên gia kinh tế của WB nhận định: Nếu Việt Nam cải cách được các thủ tục hành chính công thành công, thì nền kinh tế có thể tiết kiệm được từ 13.000 – 30.000 tỉ đồng/năm (tương đương với 800 triệu đến 1,3 tỉ USD).
Ông Jim Winkler, Giám đốc Dự án Nâng cao năng lực cạnh tranh nói: “Có hàng chục ngàn thủ tục từ 20 năm trước đang tồn tại và không phù hợp với nền kinh tế thị trường mà Việt Nam đeo đuổi… thành thực mà nói, rất khó giải quyết chuyện này”.
Nhưng có mâu thuẫn không giữa môi trường kinh doanh yếu kém như vậy với con số FDI cam kết ở mức kỷ lục 61 tỉ USD năm 2008?
Ông Trần Đình Thiên, viện trưởng viện Kinh tế Việt Nam nhận xét: “Môi trường kinh doanh yếu như thế cho thấy lượng FDI kỷ lục đổ vào Việt Nam trong 2008 (61 tỉ USD) chưa hẳn đã thể hiện được sự tin tưởng của các nhà đầu tư quốc tế”.
Trong báo cáo của mình, WB “vẽ” ra hai viễn cảnh của kinh tế Việt Nam đó là: Hoặc Việt Nam sẽ đi theo vết xe đổ của Liên Xô cũ hoặc thành công về phát triển kinh tế như Mauritius.
Giám đốc WB tại Việt Nam nhìn nhận: Mọi người đều cảm thấy lo lắng về tương lai sắp tới nhưng tôi cho rằng, Việt Nam sẽ có khả năng tốt hơn để ứng phó với những tác động của cuộc khủng hoảng đó. Cái quan trọng nhất Việt Nam cần làm bây giờ là tiếp tục cải cách, cải tiến trong vấn đề quản lý tài chính.