DSO - DIỄN ĐÀN SINH VIÊN ĐÀ LẠT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DIỄN ĐÀN SINH VIÊN ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT


    Xôn xao hạt thóc 3.000 năm nảy mầm

    dodo
    dodo
    Trưởng phòng
    Trưởng phòng


    Tổng số bài gửi : 573
    Cảm ơn : 63

    Xôn xao hạt thóc 3.000 năm nảy mầm Empty Xôn xao hạt thóc 3.000 năm nảy mầm

    Bài gửi by dodo 2010-05-19, 16:12

    (Dân trí) - Toàn bộ những cây mạ nảy mầm từ những hạt thóc được tìm thấy tại thành Dền (Mê Linh, Hà Nội) hiện vẫn sinh trưởng bình thường. Vỏ trấu của những hạt thóc này sẽ được gửi ra nước ngoài để có thể xác định chính xác niên đại các hạt thóc.

    Những ngày qua, giới khoa học xôn xao trước thông tin một số hạt thóc có niên đại hơn 3.000 năm (thuộc văn hoá Đồng Đậu) vừa được khai quật tại thành Dền, đã nảy mầm. Rất nhiều luồng dư luận nghi ngờ về sự xác thực của thông tin này. Chúng tôi tìm gặp anh Bùi Hữu Tiến, chuyên gia thuộc Bảo tàng Nhân học (ĐH Khoa học xã hội và nhân văn), người trực tiếp tìm thấy và là người đầu tiên chứng kiến những hạt thóc trên nảy mầm, để làm rõ những nghi vấn xung quanh vụ việc này.

    Xôn xao hạt thóc 3.000 năm nảy mầm Thoc190510-1
    Những hạt thóc được tìm thấy tại khu khai quật thành Dền đã nảy mầm và
    sinh trưởng khá tốt. Bên cạnh là những giống lúa khác được trồng để đối chứng.

    Anh Tiến cho hay, hạt thóc đầu tiên được anh tìm thấy hôm 5/5. Những ngày sau đó, anh liên tiếp tìm được những hạt khác ở độ sâu 1-1,3m. Số thóc này anh bảo quản bằng cách ngâm nước vì nghĩ rằng phôi đã hỏng. Sau khi tham khảo ý kiến 1 số chuyên gia về thực vật cổ, anh gạn bớt nước trong khay bảo quản các hạt thóc, chỉ để lại độ ẩm vừa đủ giống độ ẩm tại nơi tìm thấy chúng.

    Ngày 8/5, anh Tiến có việc phải về Hà Nội. Đến tối 11/5 quay lại thì đã thấy có 8 hạt thóc nảy mầm khá dài. Theo anh Tiến thì những hạt này có thể này mầm vào ngày 9/5. Nếu đúng là những hạt thóc nảy mầm này có niên đại hơn 3.000 năm, thuộc thời kỳ văn hoá Đồng Đậu, thì đây thực sự là một hiện tượng “có một không hai”.Bởi vì theo lý thuyết và cả thực tiễn, không thể có hiện tượng thóc tồn tại nguyên vẹn trong tự nhiên hàng ngàn năm như vậy được. Thông thường, hạt thóc sẽ mất sức nảy mầm chỉ sau vài năm hay vài chục năm nếu bảo quản trong kho lạnh sâu. Không lâu sau khi sự việc được mọi người biết đến, rất nhiều các ý kiến khác nhau được đưa ra để lý giải cho hiện tượng hy hữu này. Có ý
    kiến cho rằng, những hạt thóc này do chuột tha đến tầng văn hóa được khai quật nên “tuổi thọ” không phải là mấy nghìn năm và vẫn còn khả năng nảy mầm.

    Giải đáp băn khoăn này, anh Tiến khẳng định rằng đó chỉ là ý kiến chủ quan của người chưa đến hiện trường nơi khai quật. “Trong quá trình trực tiếp xử lý 2 hố khai quật, chúng tôi không hề thấy vết đào
    nào, cũng không có lỗ chuột hay rơm, rạ, chẽ thóc. Điều này chứng tỏ rằng thóc không thể do chuột tha xuống được.”Đến thời điểm hiện tại, đã có tới 10 hạt thóc được tìm thấy tại khu khai quật này đã nảy mầm và đang được chăm sóc tại Viện Di truyền nông nghiệp. Số mạ này được trồng vào khay nhựa, bảo vệ trong 2 lớp nhà lưới để tránh chim, chuột…

    Xôn xao hạt thóc 3.000 năm nảy mầm Thoc190510-2
    Hàng ngày, anh Tiến đều đến ghi lại hình ảnh về quá trình sinh trưởng của những cây lúa đặc biệt này.

    Tiến sỹ Phạm Xuân Hội, Trưởng bộ môn Bệnh học phân tử, người trực tiếp chăm sóc những cây mạ đặc biệt này cho biết, những ngày qua, chúng vẫn sinh trưởng bình thường trong môi trường tự nhiên. Cùng với chúng, ông Hội còn gieo thêm một số giống lúa của Việt Nam và Ấn Độ để đối chứng. Tuy nhiên, ông Hội tỏ ra khá lo ngại về khả năng cho hạt của những cây “lúa cổ” này vì thời tiết sắp thời sẽ rất nóng, các cây lại sinh trưởng vào thời điểm trái vụ. “Trong trường hợp xấu nhất, chúng tôi sẽ dùng phương pháp tách chồi trong phòng thí nghiệm để bảo quản giống và tiếp tục trồng vào thời vụ tới” - ông Hội cho biết.

    Theo phán đoán của ông Hội, khoảng 100 ngày nữa những cây “lúa cổ”này sẽ cho hạt. Quá trình sinh trưởng của lúa hiện tại thường là hơn 3 tháng, song các loại lúa ngày xưa lại có thời gian sinh trưởng kéo dài từ 4 đến 6 tháng. Về vấn đề được quan tâm nhất là “tuổi” chính xác của những hạt thóc này, nhiều ý kiến cho rằng có thể dùng phương pháp đồng vị cacbon (C14) để xác định. Tuy nhiên, theo anh Tiến, phương pháp này “ngốn” rất nhiều mẫu mà số thóc thu được chỉ khoảng 100 hạt, nếu phá hết để xác định tuổi thì rất phí.

    Cách anh Tiến đưa ra là dùng phương pháp AMS. Đây là phương pháp cho kết quả tuyệt đối chính xác. Hiện Việt Nam chưa thể làm được nên phải gửi các mẫu vỏ trấu của những hạt thóc này sang nước ngoài để xác định bằng phương pháp này. Song do kinh phí để tiến hành xác định niên đại bằng phương pháp AMS rất đắt, đoàn khảo cổ sẽ làm việc với Bảo tàng Hà Nội (đơn vị cung cấp kinh phí cho chuyến khai quật thành Dền) để hỗ trợ. Nếu không, họ sẽ tìm tài trợ từ các nguồn khác để việc
    giám định niên đại được tiến ra trong thời gian sớm nhất.

    Tiến Nguyên


    Được sửa bởi dodo ngày 2010-05-21, 16:03; sửa lần 1.
    dodo
    dodo
    Trưởng phòng
    Trưởng phòng


    Tổng số bài gửi : 573
    Cảm ơn : 63

    Xôn xao hạt thóc 3.000 năm nảy mầm Empty Re: Xôn xao hạt thóc 3.000 năm nảy mầm

    Bài gửi by dodo 2010-05-21, 15:51

    Dưỡng “lúa cổ”

    Xôn xao hạt thóc 3.000 năm nảy mầm 14a
    Những cây “lúa cổ” (phải) và lúa đối chứng ảnh:
    quang duẩn
    Hôm qua 20.5, có mặt tại Viện Di truyền nông nghiệp, chúng tôi ghi nhận được những thông tin thú vị xung quanh việc chăm sóc những cây lúa nảy mầm từ hạt thóc được cho là có từ 3.000 năm trước.

    Việc có bón phân cho những cây lúa này hay không cũng đang có những ý kiến trái chiều. Theo ông Hội, một số người cho rằng cần phải bón phân cho cây, một số khác thì đề nghị không nên bón phân vì cách đây 3.000 năm ông cha ta chưa thể sản xuất ra các loại phân như ngày nay. Ông Hội nói: “Hiện tại chúng tôi chưa bón phân gì cho lúa bởi nó đang trong giai đoạn chỉ cần ít dinh dưỡng và dinh dưỡng trong hạt thóc đủ để nuôi cây sống và phát triển. Tuy nhiên, sẽ phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết
    định có bón phân trong các giai đoạn phát triển tiếp theo của cây lúa hay không”.Đưa tay gạt những giọt mồ hôi trên má, tiến sĩ Phạm Xuân Hội, Trưởng bộ môn Bệnh học phân tử (Viện Di truyền nông nghiệp), người được giao nhiệm vụ trực tiếp chăm sóc và theo dõi kỹ lưỡng những cây lúa đặc biệt này cho biết: “Hôm nay Hà Nội nắng nóng gay gắt quá. Buổi trưa, nhiệt kế đặt tại nhà lưới, nơi những cây lúa đặc biệt đang được nuôi trồng trong điều kiện tự nhiên chỉ vào vạch trên 39 độ C. Sợ lúa có thể chết vì nắng nóng thì “có tội với khoa học”, tôi và các cộng sự đã quyết định đưa chúng vào phòng thí nghiệm”. Theo ông Hội, để cây “lúa cổ” được sống trong điều kiện tự nhiên, khoảng 16 - 17 giờ khi nắng dịu đi, ông sẽ đem chúng trở ra đặt trong nhà lưới.Quan sát kỹ, chúng tôi nhận thấy những cây lúa lớn lên từ các hạt thóc đã nảy mầm được cấy trong những hộp nhựa màu trắng, đặt trong chiếc khay lớn chứa nước. Bên cạnh 10 cây “lúa cổ” là 4 cây lúa Q5 và 1 cây lúa Ấn Độ có tên là PB1 (Pusa Basmati 1) đối chứng. Toàn bộ quá trình sinh trưởng của những cây lúa này được ghi chép rất cẩn thận trong cuốn “Sổ theo dõi lúa cổ”. Từng trang sổ ghi đầy đủ và tỉ mẩn các thông số: sơ đồ vị trí từng cây lúa theo số thứ tự từ 1 đến 10, số lá, chiều cao. Thông tin từ trang ghi chép ngày 20.5 cho thấy có 6 cây 3 lá, 2 cây đã nảy 2 lá và 2 cây đang trong quá trình nảy mầm. Cây lúa cao nhất là 15 cm, thấp nhất mới chỉ 4 cm. “Chúng tôi theo dõi nhiệt độ tại khu nhà lưới thường xuyên, một ngày lấy thông số dăm ba lần. Tán lá và chiều cao của cây lúa thì 5 ngày đo một lần. Mỗi ngày, các nhân viên đều chụp ảnh cây lúa để lưu hồ sơ nghiên cứu”, ông Hội cho biết.

    Theo dõi sát sao những biến chuyển của những hạt thóc nảy mầm trong khoảng một tuần vừa qua, ông Hội và các cộng sự nhận thấy, cây mạ nhỏ hơn so với cây mạ bình thường, hạt nảy mầm cũng yếu hơn và khi lớn lên chút ít thì lá của nó cũng không mở rộng, hơi hẹp. Ông Hội cho biết: “Vừa rồi, chúng tôi thực hiện nghiên cứu trong tình thế bị động, các cây lúa đối chứng chỉ được ủ và cho nảy mầm sau khi có sự phát hiện về những hạt thóc đặc biệt kể trên. Đây là giải pháp tình thế nên cây lúa đối chứng không cùng lứa với những cây “lúa cổ”, gây khó khăn trong việc so sánh hình thái. Bây giờ chúng tôi sẽ trực tiếp lên hiện trường khu khảo cổ, tham gia quá trình khai quật, đãi đất ngay tại chỗ, nếu tìm thấy hạt thóc sẽ đem về Viện để ủ cho nảy mầm, gieo cấy, chăm sóc cho đến khi thu hoạch. Quá trình khép kín sẽ đem lại kết quả chính xác nhất”, TS Hội nói.

    Quang Duẩn
    dodo
    dodo
    Trưởng phòng
    Trưởng phòng


    Tổng số bài gửi : 573
    Cảm ơn : 63

    Xôn xao hạt thóc 3.000 năm nảy mầm Empty Re: Xôn xao hạt thóc 3.000 năm nảy mầm

    Bài gửi by dodo 2010-05-24, 22:27

    Hạt thóc 3.000 tuổi vẫn nảy mầm, PGS-TS Lê Huy Hàm:

    4 tháng nữa mới kết luận có phải là lúa cổ

    TP - 10 cây lúa, nảy mầm từ những hạt thóc được cho là có niên đại khoảng 3.000 năm tuổi (khai quật được từ di chỉ Thành Dền, Mê Linh, Hà Nội), đang được nuôi dưỡng, nghiên cứu tại Viện Di truyền Nông nghiệp VN.

    Viện trưởng viện này, PGS - TS Lê Huy Hàm cho biết: Phải 3-4 tháng nữa mới có thể kết luận có phải lúa cổ hay không. Nếu đúng là lúa cổ thì đây là đề tài quan tâm của cả cộng đồng khoa học thế giới.

    Xôn xao hạt thóc 3.000 năm nảy mầm ImageHandler
    Các cây lúa cổ đang phát triển bình thường . Ảnh: Phạm Anh
    Thưa ông, ông nghĩ sao về hạt thóc sau 3.000 năm vẫn nảy mầm?


    Nếu chúng ta tìm được hạt thóc, hay bất kỳ giống cây trồng nào có niên đại hàng nghìn năm về trước thì thực sự là điều bất ngờ rất lớn với giới khoa học hiện đại. Vì về mặt lý thuyết và thực tế, vật liệu sinh học trong quá trình lưu giữ hàng chục, hàng trăm năm sẽ bị phân hủy hết.

    Tôi đã tìm tài liệu, hỏi ý kiến các nhà khoa học trong và ngoài nước, các nhà khảo cổ, chưa từng thấy hạt lúa có niên đại trăm năm trở lên, chứ nói gì ngàn năm tuổi. Cũng vì thế, những hạt giống cổ xưa đã không đến được tay chúng ta ngày hôm nay.

    Thông thường, chúng ta giữ giống lúa trong kho lạnh nhiệt độ 4 độ C, định kỳ 3 năm hoặc 5 năm. Sau đó, lấy ra gieo lại, lấy hạt cất vào kho lạnh. Tuy nhiên, trong thế giới sinh học, có nhiều thứmà con người chưa hiểu hết được như mộ kết, xác ướp...
    Xôn xao hạt thóc 3.000 năm nảy mầm ImageHandler
    PGS - TS Lê Huy Hàm.
    Đối với những hạt thóc khai quật được, có thể trong điều kiện đặc biệt,
    có loại hóa chất nào đó bao phủ hạt thóc này. Vì thế, các nhà khảo cổ
    đang đưa phương án khoanh vùng toàn bộ điểm khai quật, cất các mẫu tìm
    được để nghiên cứu. Nếu kết luận được đây là lúa cổ, thì việc nghiên cứu, tìm ra môi trường giúp hạt thóc tồn tại lâu dài là một khám phá lớn.

    Mặt khác, về nguyên lý sinh học, tất cả giống cây trồng, vật nuôi có hôm nay phải trải qua quá trình biến đổi gen từng bước một, và đến nay thì giống cây trồng, vật nuôi hoàn hảo. Tìm được vật liệu sống, tái sinh được sau 3.000 năm sẽ cấp cho chúng ta nhiều thông tin về giá trị di truyền như: Bộ gen cây lúa thời đó khác hôm nay thế nào, có những gen gì quý, chất lượng, tính chống chịu sâu bệnh ra sao, có giá trị thực tiễn trong việc chọn, tạo giống.

    Và nếu đây là lúa cổ thì phải có một chương trình nghiên cứu lớn mới mở hết được những bí mật của nó, là đề tài quan tâm của cả cộng đồng khoa học thế giới.

    Ông có nghi ngờ về kết quả khai quật?

    Bản thân tôi đã đến tận điểm khảo cổ này nhiều lần và thấy rằng, các đồng nghiệp, cộng sự của PGS - TS Lâm Thị Mỹ Dung, người phụ trách điểm khảo cổ đã thực hiện các bước khảo cổ với trình độ khoa
    học cao.

    Yếu tố quan trọng nhất của khảo cổ là phân biệt được cái gì là cổ, cái gì là lẫn lộn, và tôi tin tưởng mọi quy tắc khảo cổ đã được thực hiện hết sức nghiêm ngặt.

    Họ đã chứng minh đây là những hạt lúa rất lạ ở khía cạnh xuất xứ, không phải xáo trộn nhân tạo hay yếu tố gió, chim, chuột mà nó nằm tự nhiên dưới khu vực khảo cổ, ở tầng văn hóa đã xác định
    niên đại hơn 3.000 năm về trước. Tôi hoàn toàn bị thuyết phục.Nhiệm vụ của các nhà khoa học là xác định, liệu có đúng hay không và nếu đúng, bằng cách nào mà những hạt thóc kia tồn tại lâu như vậy?

    Hiện những hạt thóc nảy nầm thành cây lúa được chăm sóc ra sao, thưa ông?

    Viện nhận được 10 hạt nẩy mầm, lớn thành cây từ nhóm khảo cổ (đợt 1 ngày 12-5 có 8 cây; đợt 2 này 16-5 có 2 cây), trong đó có một cây hơi yếu. Cây cao nhất hơn 10 cm. Hiện chúng tôi chăm sóc trong điều kiện tự nhiên hoàn toàn. Để tránh chim, chuột, chúng tôi bỏ trong lồng lưới.

    Làm thế nào để biết được những cây lúa này thuộc giống cổ, thưa ông?

    Để xác định được có phải giống cổ hay không, phải chờ cây lúa lên để quan sát hình thái, đây là phương pháp cho thông tin nhiều nhất. Khoảng 3 đến 4 tháng nữa, sẽ có kết quả. Chúng tôi đang theo dõi, chụp ảnh, ghi chép biểu hiện nông, sinh học thường xuyên: thời điểm đẻ nhánh, trổ bông...

    Đồng thời, chúng tôi gieo thêm giống lúa Khang dân, Q5 (giống đang trồng phổ biến ở Mê Linh) và một số giống lúa ngoại làm đối chứng. Lúa hiện nay khoảng 3 - 3,5 tháng là trổ bông, nhưng lúa cổ thường dài ngày hơn, phải 5 - 6 tháng. Cây lúa cổ thường cao hơn, vì 40-50 năm trở lại đây, nước ta sử dụng giống lúa có gen quy định đặc tính thân cây lùn, năng suất cao hơn.

    Nếu những cây lúa được xem là cổ có sự khác biệt với những giống lúa hiện đại, chúng tôi sẽ làm tiếp bước nữa là xác định tuổi qua vỏ trấu của từng cây lúa. Hiện vỏ trấu của 10 cây lúa đã được tách ra và lưu giữ riêng.

    Hiện phương pháp xác định tuổi phổ biến ở nước ta là sử dụng đồng vị phóng xạ cacbon 14, đòi hỏi mẫu tương đối lớn. Còn phương pháp nữa là AMS, cần mẫu ít hơn, nhưng rất tốn kém.

    Viện Khảo cổ học đang liên hệ với các đồng nghiệp tại Nhật Bản và Hàn Quốc, để nhờ họ giúp. Nếu xác định được tuổi của từng vỏ trấu thì có thể xác định được niên đại của hạt thóc.

    Phạm Anh

    * Những hạt thóc đó chúng tôi lấy được từ tầng văn hóa ở di chỉ Thành Dền, thuộc giai đoạn văn hóa Đồng Đậu (cách nay khoảng 3.000 năm). Chúng tôi đang phối, kết hợp nhiều nghiên cứu khác nhau, đặc biệt là các giới địa chất, sinh học, để đưa ra kết luận sớm nhất về những hạt thóc này. - PGS - TS Lâm Thị Mỹ Dung, Chủ nhiệm Bộ môn Khảo cổ học Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội
    * Theo một giáo sư hoá lý-hoá keo, nguyên viện trưởng một viện của Bộ NN&PTNT, thì đây là một trường hợp chưa có tiền lệ, khả năng bảo quản được lâu dài như thế có thể ở một môi trường yếm khí, với những chất bảo quản đặc biệt. Tuy nhiên, ở giai đoạn lịch sử ấy thì vô cùng ít có khả năng con người dùng hoá chất bảo quản hạt lúa. Bên cạnh đó, về nguyên lý của sự sống thì với 3.000 năm, sẽ chẳng có loài giống lúa nào có thể duy trì được sự sống.
    dodo
    dodo
    Trưởng phòng
    Trưởng phòng


    Tổng số bài gửi : 573
    Cảm ơn : 63

    Xôn xao hạt thóc 3.000 năm nảy mầm Empty Re: Xôn xao hạt thóc 3.000 năm nảy mầm

    Bài gửi by dodo 2010-07-23, 22:58

    4 cây "lúa cổ" đã làm đòng

    Xôn xao hạt thóc 3.000 năm nảy mầm P1b80007147

    Hôm qua 21.7, ông Lê Duy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp cho biết, 4 cây lúa gieo từ những hạt thóc khảo cổ Thành Dền (Mê Linh, Hà Nội) lấy từ tầng văn hóa Đồng Đậu 3.000 năm đã làm đòng (ảnh).

    Trong khi 6 cây lúa được cho là "lúa cổ" gieo cùng ngày (12.5.2010) với 4 cây lúa kể trên và những cây lúa hiện đại trồng đối chứng chưa thấy hiện tượng làm đòng. Theo ông Hàm, nhiều khả năng những cây lúa này thuộc giống lúa ngắn ngày. Tuy nhiên, hiện chưa thể căn cứ vào biểu hiện sinh trưởng trên mà có thể đưa ra kết luận cuối cùng và chính xác nhất, những cây lúa đặc biệt được gieo từ hạt thóc tìm thấy tại khu khảo cổ Thành Dền có phải là "lúa cổ" hay không. Theo ông Hàm, có tới 62 chỉ tiêu để xác định một giống lúa, các nhà khoa học sẽ còn phải chờ đợi kết quả xác định niên đại của hạt thóc bằng phương pháp AMS
    và tiếp tục chăm sóc, chờ lúa tung phấn, kết hạt rồi tiến hành đánh giá trên cơ sở hình thái.
    Quang Duẩn

    Sponsored content


    Xôn xao hạt thóc 3.000 năm nảy mầm Empty Re: Xôn xao hạt thóc 3.000 năm nảy mầm

    Bài gửi by Sponsored content


      Hôm nay: 2024-04-28, 02:10