DSO - DIỄN ĐÀN SINH VIÊN ĐÀ LẠT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DIỄN ĐÀN SINH VIÊN ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT


    Tiếu lâm chính trị Việt Nam những năm 80

    anhday
    anhday
    Trợ lý giám đốc
    Trợ lý giám đốc


    Giới tính : Nam
    Tổng số bài gửi : 1298
    Tuổi : 38
    Cảm ơn : 33

    Tiếu lâm chính trị Việt Nam những năm 80 Empty Tiếu lâm chính trị Việt Nam những năm 80

    Bài gửi by anhday 2009-02-07, 18:38

    Nhân đọc được chục mẩu truyện tiếu lâm về nước nhà giai đoạn còn bao
    cấp thấy rất thú vị, post lên để mọi người tham khảo, coi như 1 nét văn
    hóa tinh thần khó quên của một giai đoạn đã qua. Về các bằng chứng có
    tính vật chất hơn thì bạn đọc nên ghé qua Bảo tàng Dân Tộc Học để xem
    triển lãm “Hà Nội thời bao cấp” cho thỏa hứng tìmTiếu lâm chính trị Việt Nam những năm 80 Yahoo4 tòi
    Xin trích ra vài truyện từ nguồn [You must be registered and logged in to see this link.]:
    Tiếu lâm chính trị Việt Nam những năm 80 Tcc2Vè “tiêu cực”
    Mỗi người làm việc bằng hai
    Để cho chủ nhiệm mua đài, mua xe
    Mỗi người làm việc bằng ba
    Để cho chủ nhiệm xây nhà, xây sân
    Mỗi người làm việc bằng năm
    Để cho chủ nhiệm vừa nằm vừa ăn…
    Thủ kho to hơn thủ trưởng
    Vào nhà thủ trưởng cứ tưởng là… kho!


    Nhại thơ, hoạ thơ Tố Hữu
      Bầm ơi có rét không bầm
      Vônga con cưỡi, gà hầm con xơi
      Con thương bầm lắm bầm ơi
      Bảy mươi, bầm vẫn phải ngồi nhá khoai…


    Ngoài chuyện nhại thơ Tố Hữu, tưởng cũng nên kể thêm chuyện hoạ thơ
    Tố Hữu theo chiều hướng… “tiếu lâm”. Ấy là khi Tố Hữu cho đăng trên báo
    Văn nghệ và nhiều báo khác bài “Đảng và thơ”, toàn văn như sau:
      Trên năm mươi tuổi Đảng và thơ
      Từ ấy hồn vui mãi đến giờ
      Mái tóc pha sương chưa cạn ý
      Con tằm rút ruột vẫn còn tơ
      Thuyền con vượt sóng không nghiêng ngả
      Nghiệp lớn muôn đường lộng ước mơ
      Mới nửa đường thôi, còn bước tiếp
      Trăm năm duyên kiếp, Đảng và thơ.


    Ngay sau đó, từ Hà Nội lan truyền khắp cả nước bài thơ hoạ, ý và thơ “đối nhau chan chát”:
      Năm mươi năm ấy vẫn còn thơ
      Từ ấy đua chen mãi đến giờ
      Mái tóc pha sương chưa hết dại
      Con tằm rút ruột chẳng còn tơ
      Thuyền con quá tải không qua sóng
      Mộng lớn tài hèn chớ ước mơ
      Với giá, lương, tiền dân khốn đốn
      Trăm năm bia miệng, hỡi nhà thơ!


    Bà con khoái thơ phú kháo nhau rằng tác giả bài thơ hoạ này là một sĩ phu thứ thiệt: nhà trí thức văn hoá, giáo sư bác sĩ Nguyễn Khắc Viện.

    Toà nhà không hố xí
    (Sửa đổi bổ sung theo bản được nghe từ 1 thầy giáo dạy Triết học ở ĐH Bách Khoa) Tiếu lâm chính trị Việt Nam những năm 80 Icon_mrgreen
    Tại Hà Nội, một toà nhà năm tầng mới xây thu hút nhiều người đến
    tham quan, vì nó được thiết kế khá đẹp. Chỉ có điều rất lạ là suốt cả
    năm tầng đều không hề có một nhà vệ sinh. Mọi người xúm lại hỏi ông
    kiến trúc sư và được ông giải thích như sau:
    “Tầng một dành cho nhà trẻ, các cháu đi bô nên không cần nhà vệ
    sinh. Tầng hai dành cho cán bộ công nhân, mọi người đi ở cơ quan. Tầng
    ba dành cho cánh văn nghệ sĩ, cánh này được bãi nào là nhét vào mồm
    nhau bãi ấy nên không cần lo. Tầng bốn dành cán bộ cấp cao, mấy vị ấy
    chỉ quen đi lên đầu thiên hạ. Còn tầng năm là cho sinh viên ở, bọn này
    ăn còn chẳng có thì lo gì đi vẹ sinh! Bởi thế, chúng tôi không xây hố
    xí để chống lãng phí!”
    Ăn qua loa
    Trong một lần “xuống cơ sở”, Bộ trưởng ghé thăm gia đình bác nông
    dân nọ. Để bày tỏ sự quan tâm của thượng cấp, ông ân cần hỏi chủ nhà:
    “Bà con ta ở đây lâu nay ăn uống ra sao?”
    “Dạ, chúng tôi chỉ ăn uống qua loa thôi ạ.”
    “Đề nghị bác cho tôi biết cụ thể ăn qua loa là ăn những món gì để tôi
    còn về báo cáo lên Trung ương về thành tích cải thiện đời sống nông
    dân. Bữa ăn của bà con ta có đủ no không? Hằng ngày có thịt, có cá chứ?”
    “Thưa Bộ trưởng, tôi đã nói cụ thể lắm rồi mà! Nhiều năm nay, bà con chúng tôi chỉ ăn qua loa thôi…”

    Nói đến đây, bác nông dân liền chỉ tay lên… chiếc loa phát thanh công
    cộng đang đọc oang oang một bài của báo Nhân dân thống kê vô số thành
    tích vượt bậc về sản xuất lương thực - thực phẩm, cải thiện đời sống
    nhân dân, v.v…

    Phần Việt Nam
    Hội đồng Tương trợ Kinh tế mở cuộc họp cấp cao tại Moskva để bàn về
    phần đóng góp của mỗi nước thành viên, tuỳ theo thế mạnh của mình, vào
    kế hoạch sản xuất chung.
    Sau mấy buổi thảo luận sôi nổi, cuối cùng Liên Xô lãnh phần sản xuất
    máy công cụ và dầu khí, Cộng hoà Dân chủ Đức sản xuất máy đo chính xác,
    Hungari sản xuất đồ điện tử, Ba Lan đóng tàu viễn dương, Cuba sản xuất
    đường, Mông Cổ sản xuất len và thịt gia súc…
    Đến lượt Việt Nam, vị trưởng đoàn đứng dậy, trịnh trọng tuyên bố:
    “Nước chúng tôi dù vừa vượt qua bom đạn chiến tranh, vẫn hăng hái lãnh phần sản xuất… nghị quyết!”Chuyện lương…
    Thủ tướng được tiếng là người thực sự quan tâm đến đời sống nhân
    dân. Ông lại là một trong số rất ít cán bộ lãnh đạo cấp cao muốn và
    biết lắng nghe ý kiến của mọi người, kể cả những ý kiến “nghịch nhĩ”.
    Một hôm, ông mời nhà văn Nguyễn Tuân đến chơi và hỏi:
    “Anh nói thật cho tôi biết, trong xã hội ta hiện nay, lớp người nào sung sướng nhất?”
    “Lớp người vô lương” - Nguyễn Tuân đáp liền.
    “Anh có thể nói rõ hơn được không?”
    “Đó là lớp cán bộ vô lương tâm và đám con ngồi không ăn lương nhà nước.”
    Một lần khác, Thủ tướng về thăm vùng mỏ Quảng Ninh và ghé vào nhà
    một công nhân. Sau khi hỏi mức lương của hai vợ chồng, ông nói:
    “Lương cô chú thấp như vậy, đời sống chắc khổ lắm?”
    Anh chồng đáp:
    “Lương thấp chưa hẳn đã khổ, chỉ lương… thiện mới khổ thôi ạ!”
    Thấy Thủ tướng ân cần lắng nghe, chị vợ mạnh dạn thêm:
    “Anh chị em công nhân chúng tôi thường kháo nhau về phong trào đấu
    tranh chống tiêu cực đang diễn ra rầm rộ trong cả nước: Bên trên các vị
    lãnh đạo cứ tha hồ mà tiêu, còn bên dưới dân đen chúng ta cứ tha hồ mà
    cực”.


    Đầy tớ nhân dân
    Ngọc hoàng cho Thiên lôi xuống hạ giới tìm hiểu cuộc sống dân cư.
    Thiên lôi tuân lệnh, lập tức xuống trần và nhảy đúng vào toà biệt thự
    lộng lẫy, có xe hơi, máy điều hoà nhiệt độ, ti vi, tủ lạnh… Mọi người
    trong nhà đều béo tốt phương phi. Lân la dò hỏi, Thiên lôi được bà hàng
    xóm cho biết: “Đó là nhà một đồng chí lãnh đạo, đầy tớ nhân dân…”
    Nghe vậy, Thiên lôi bèn vỗ đùi, phóng vội lên trời, hí hửng tâu với Ngọc hoàng những điều mắt thấy tai nghe. Ông ta vui lắm:
    “Một gã đầy tớ nhân dân sống sung sướng như vậy thì ông chủ nhân dân còn sống sung sướng đến mực nào!”Ba con vẹt
    Nghe đồn chợ chim - chó ở đường Hàm Nghi đang bày bán ba con vẹt lạ
    vừa mang từ Hà Nội vào, dân Sài Gòn kéo nhau đi xem đông nghẹt. Nhưng
    mọi người chỉ xem thôi chứ chẳng ai mua nổi vì người bán “quát” giá quá
    đắt: con vẹt trắng giá 1.000 đồng, con vẹt xanh giá 5.000 đồng, con vẹt
    đỏ giá tới 25.000 đồng. Theo lời quảng cáo của người bán, con vẹt trắng
    biết hô khẩu hiệu, con vẹt xanh biết đọc diễn văn chúc mừng… Một người
    tò mò hỏi:
    “Vậy con vẹt đỏ biết làm gì mà giá mắc gấp mấy mươi lần hai con kia?”
    “Nó không biết làm gì cả” - người bán lạnh lùng đáp.
    “Ủa, không biết làm gì mà dám kêu giá vậy?”
    Người bán vẹt thủng thỉnh đáp:
    “Nó không biết làm gì thực, nhưng nó là thủ trưởng của hai con vẹt kia.”

      Hôm nay: 2024-04-27, 00:40