DSO - DIỄN ĐÀN SINH VIÊN ĐÀ LẠT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DIỄN ĐÀN SINH VIÊN ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT


    Thưởng to có tương xứng với U23 Việt Nam? - Seagames 26

    lovexinh99
    lovexinh99
    Nhân viên văn phòng
    Nhân viên văn phòng


    Tổng số bài gửi : 100
    Cảm ơn : 4

    Thưởng to có tương xứng với  U23 Việt Nam? - Seagames  26 Empty Thưởng to có tương xứng với U23 Việt Nam? - Seagames 26

    Bài gửi by lovexinh99 2011-11-22, 21:40

    20 năm bóng đá Indonesia không vô địch Đông Nam Á (ĐNA), nhưng họ luôn sản sinh ra những cầu thủ tài năng, cống hiến lối chơi rực lửa. Còn Việt Nam cũng trong cơn khát "Vàng" SEA Games, lại cống hiến một lối chơi nhạt nhòa và không có những cầu thủ đẳng cấp đúng nghĩa. Phải chăng đó là mặt trái của giải V-League mà VFF luôn tự hào số 1 ĐNA?

    Vô địch ĐNA khó thế sao?

    Hai mươi năm hội nhập trở lại bóng đá ĐNA, bóng đá Việt Nam luôn được ngồi "mâm trên" trong tất cả các giải đấu. Đó không phải chuyện tự nhiên mà có, bởi kể từ Chieng Mai 1995, tuyển Việt Nam luôn nhằm trong tốp 3 đội bóng dẫn đầu giải đấu. Cùng với đó, chúng ta sản sinh ra 2 thế hệ vàng, với lứa đầu là Hồng Sơn, Minh Chiến, Huỳnh Đức... và tới thế hệ đoạt HCB SEA Games 2003, gồm Văn Quyến, Quốc Vượng, Thanh Bình.

    "Thế hệ vàng" đá tại Chieng Mai 1995 bị cái bóng quá lớn của người Thái Lan bao trùm. Dù bước vào không ít trận CK, các cầu thủ áo đỏ vẫn thua tâm phục, bởi cái "nền" bóng đá Thái Lan trên chúng ta vài bậc. Còn tầm 10 năm trở lại đây, cách thua của cầu thủ Việt Nam khiến người hâm mộ không khỏi ngao ngán và thất vọng.


    [You must be registered and logged in to see this link.]
    U23 Việt Nam lủi thủi rời SEA Games 26

    Như Balcolod 2005, cả làng bóng đá ta nổi sóng khi nghe tin Quốc Vượng, Văn Quyến, Văn Trương... dính vào lao lý. Tất cả đến từ những trận bán độ mờ ám trong các trận đấu của U23 Việt Nam. Đau đớn nhất là người hùng Văn Quyến trở thành tội đồ, dù anh được coi là kỳ vọng số 1 của U23 Việt Nam ở Philippines năm đó. U23 Việt Nam tới chung kết song thua Thái Lan 3 trái đắng ngắt.

    SEA Games 25 trên đất Lào, thầy trò ông Calisto thắng như chẻ tre ở vòng bảng rồi bán kết. Đùng một cái dàn "sao" U23 Việt Nam chơi dưới sức rồi thua đau Malaysia. Sau trận đấu, báo giới lẫn người hâm mộ cũng nghi ngờ có cầu thủ dính dáng tới bán độ, nhưng lại không được tìm hiểu kỹ càng.

    Thực tế, bóng đá Việt Nam rất giỏi "bệnh đổ lỗi". Mỗi khi thua cuộc, chúng ta đổ do Thái Lan quá mạnh nên chưa thể vô địch. Tới khi bóng đá Thái suy yếu 2 kỳ đại hội gần đây, U23 Việt Nam vẫn "ngã ngựa" theo kịch bản cũ, thì quả khó chấp nhận.

    Tự hào gì danh xưng "V-League số 1 ĐNA"

    Lâu nay, LĐBĐ Việt Nam (VFF) vẫn tự hào V-League hấp dẫn số 1 ĐNA với những khoản tiền chuyển nhượng, số lượng cầu thủ ngoại và cả những khoản tiền thưởng vài tỷ đồng luôn dẫn đầu khu vực. Nhằm tăng khát khao và tránh cầu thủ... bán độ, khoản thưởng 1 triệu USD cũng được các ông bầu, rồi lãnh đạo VFF hứa trao thưởng cho thầy trò ông Goetz.

    Trước khi sang Indonesia, không ít những ngôi sao trong đội bóng cũng có giá lên tới 10 tỷ đồng. Nên phóng viên, báo chí thể thao trong nước gọi vui U23 Việt Nam là "đội quân của những đôi chân bạc tỷ". Nghe thì có vẻ oai, vì xét theo giá trị mua - bán cầu thủ trên sàn chuyển nhượng, số tiền "bán" toàn bộ cầu thủ U23 Việt Nam xếp trên cả Thái Lan, Indonesia, Malaysia.

    Nhưng thực chất đó cũng chỉ là "hàng mã", khi U23 Việt Nam phải chật vật thắng Philippines, hay Lào. Đến trận BK, ông "Gốt" lẫn học trò trở thành "quân xanh" cho đội bóng vạn đảo tập sút. Còn hàng tấn công của U23 Việt Nam với cả tá ngôi sao V-League chỉ sút vài cú cho có lệ.

    Nhìn các hàng công Việt Nam đá ra ngoài nhiều hơn vào trong, nhiều CĐV ngao ngán vì tiền đạo ta còn kém xa tiền đạo của đội bóng làng nhàng U23 Brunei. Hàng công dở tệ, hàng thủ cũng không khá hơn. Đá nhạt nhòa, kém sắc lại chẳng có mảng miếng ra hồn, khi đòi HCV chẳng khác gì trò cười cho đối thủ.

    Đến trận chung kết, Malaysia và Indonesia cống hiến trận đấu nghẹt thở hấp dẫn. Nhiều người bảo may U23 Việt Nam không vào chung kết, vì sẽ khiến trận chung kết mất đi cả hấp dẫn. Bởi vào sân, ông Goetz lẫn học trò lại trình diễn lối đá hệt như mấy cầu thủ nghiệp dư, chứ chẳng phải là ngôi sao bóng đá của V-League.

    Lúc này, người ta phải giật mình, có lẽ việc lôi kéo ồ ạt các cầu thủ ngoại về với V-League đang khiến sân chơi cho tiền đạo nội, đặc biệt là những tài năng trẻ, bị thu hẹp lại, để rồi Việt Nam không có nổi chân sút ra hồn tại SEA Games 26. Và hơn thế, có lẽ những khoản chuyển nhượng hay thưởng tiền tỷ không có nghĩa là sức mạnh của nền bóng đá Việt Nam, mà có khi còn "làm hại" các cầu thủ trẻ khi tự cho mình là ngôi sao, làm mất đi tinh thần vì tổ quốc.

    Hãy nhìn ĐKVĐ Malaysia vô địch khi giải VĐQG sạch bóng ngoại binh, cầu thủ họ vẫn đá tốt, bản lĩnh, tự tin và không biết sợ sệt như U23 Việt Nam. Họ đang nắm giữ cả chức vô địch AFF Cup và SEA Games nhờ sự nhìn xa trông rộng cách làm bóng đá từ Liên đoàn.

    Thay vì tự hào với danh xưng số 1 ĐNA, đã đến lúc VFF và những người làm bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam cần xây lại cái nền thật sự. Còn chạy theo kiểu làm bóng đá "xây nhà từ nóc" như chục năm nay, bóng đá Việt Nam còn sa sút nữa ở sân chơi ĐNA.





    Tags: [You must be registered and logged in to see this link.]

      Hôm nay: 2024-04-27, 03:44