DSO - DIỄN ĐÀN SINH VIÊN ĐÀ LẠT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DIỄN ĐÀN SINH VIÊN ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT


    tài liệu tham khảo quốc phòng 1

    Gallardo
    Gallardo
    Lao công tạp vụ
    Lao công tạp vụ


    Tổng số bài gửi : 2
    Cảm ơn : 3

    tài liệu tham khảo quốc phòng 1 Empty tài liệu tham khảo quốc phòng 1

    Bài gửi by Gallardo 2011-01-11, 20:20

    Câu 1: Khái niệm, mục đích, tính chất của nên quốc phòng toàn dân nước ta hiện nay. Phân tích tính chất “Toàn dân”? Rút ra ý nghĩa thực tiễn cho bản thân?

    Trả lời:

    Mục đích, tính chất và quan điểm xây dựng nền quốc phòng toàn dân:

    Quốc phòng toàn dân: là công cuộc giữ nước của nhà nước và của nhân dân ta, gồm tổng thể các hoạt động đối nôi và đối ngoại về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ… Nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp, toàn diện, cân đối của nhà nước trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng để đẩy lùi ngăn chặn các hoạt động phá hoại hòa bình, chống độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, sẵn sàng đánh thắng mọi loại hình chiến tranh xâm lược, đập tan mọi âm mưu, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc và mọi thành quả xây dựng CNXH.



    Mục tiêu: Để bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bảo về Đảng, nhà nước và chế độ XHCN, đánh bại mọi âm mưu, hành động diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thủ địch chống phá cách mạng Việt Nam. Chủ động ngăn chặn đẩy lùi các hoạt động gây chiến của kẻ thù, giữ vững hòa bình, tạo môi trường thuận lợi để xây dựng đất nước, kinh tế xã hội, cải thiện đời sống nhân dân đồng thời góp phần bảo vệ hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.

    Tính chất: Toàn dân, toàn diện, hiện đại.

    Toàn dân: “Dễ trăm lần…”

    Toàn diện: Sức mạnh để chiến thắng kẻ thù không chỉ trên lĩnh vực quân sự mà còn trên các mặt trân kinh tế, chính trị, ngoại giao… -> chiến thắng ở chỗ biết phát huy sức mạnh tổng hợp trên tất cả mọi lĩnh vực.

    Hiện đại: Đối tượng chiến đấu của ta không riêng gì một nước nào cả mà gồm rất nhiều nước có vũ khí hiện đại -> để thắng ta cần từng bước hiện đại nền quốc phòng toàn dân.

    Những quan điểm cơ bản xây dựng nền quốc phòng toàn dân:

    ü Kết hợp chặt chẽ 2 nhiệm vụ chiến lược: xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN.

    ü Độc lập tự chủ, tự lực tự cường trong xây dựng và củng cố nền quốc phòng toàn dân.

    ü Phát huy sức mạnh tổng hợp, xây dựng và củng cố nền quốc phòng toàn dân.

    Rút ra ý nghĩa thực tiễn cho bản thân: ???



    Câu 2: Hãy nêu nội dung xây dựng tiềm lực quốc phòng của nền quốc phòng toàn dân nước ta hiện nay. Phân tích nội dung xây dựng tiềm lực chính trị, tư tưởng, văn hóa rút ra kinh nghiệm cho bản thân.

    Trả lời:

    Nội dung:

    Khái niệm: tiềm lực quốc phòng là khả năng về vật chất và tinh thân của mỗi quốc gia có thể huy động để bảo vệ tổ quốc, đó là sực mạnh tổng hợp của quốc gia, của chế độ. Trong thời bình, tiềm lực quốc phòng được thực hiện một phần ở lực lượng thường trực, trực tiếp, thường xuyên làm nhiệm vụ quân sự còn một phần cực kỳ to lớn ở dạng tiềm tàng nằm trong tài sản mọi mặt của xã hội, sẵn sàng để động viên khi cần thiết.

    Nội dung xây dựng tiềm lực quốc phòng của nền quốc phòng toàn dân gồm:

    ü Xây dựng tiềm lực chính trị, tư tưởng, văn hóa:

    ü Xây dựng tiềm lực kinh tế.

    ü Xây dựng tiềm lực quân sự.



    Xây dựng tiềm lực chính trị, tư tưởng, văn hóa: của nền quốc phòng toàn dân là khả năng về chính trị, tư tưởng, văn hóa có thể huy động nhằm tạo thành sức mạnh để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, tiềm lực chính trị, tư tưởng, văn hóa của nền quốc phòng toàn dân được thể hiện ở hệ tư tưởng chính trị, chế độ xã hội, hệ thống chính sách đối nội, đối ngoại, trình độ nhận thức, niềm tin, ý chí quyết tâm, trạng thái tâm lý của các thành viên trong xã hội đối với nhiệm vụ quốc phòng.

    - Tiềm lực chính trị, tư tưởng là nhân tố cơ bản tạo nên sức mạnh của nền quốc phòng có tác động to lớn đến hiệu quả sử dụng các tiềm lực khác và phản ánh thái độ của nhân dân đối với quốc gia, dân tộc và chế độ. Đó là sức mạnh tiềm tàng của trận địa toàn dân, là kết quả tinh túy của nhiều thế hệ, của cả một quốc gia, một dân tộc trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc.

    - Nội dung xây dựng tiềm lực chính trị, tư tưởng, văn hóa gồm xây dựng đường lối cách mạng, đường lối chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao.

    - Xây dựng chính quyền các cấp vững mạnh, xây dựng hệ thống pháp luật, chính sách phù hợp.

    - Xây dựng tình cảm yêu mến quê hương, đất nước, xây dựng lòng tin của nhân dân đối với Đảng, nhà nước và chế độ XHCN.

    - Thực hiện thắng lợi công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước trên cơ sở đó nâng cao giác ngộ chính trị, xây dựng ý chí quyết tâm, vững vàng kiên định, sẵn sàng chịu đựng gian khổ hy sinh trước mọi khó khăn, thử thách, luôn nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng trước mọi âm mưu của kẻ thù.

    - Thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế, các chính sách xã hội, từng bước cải thiện nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, giữ vững và ổn đỉnh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

    - Xây dựng nền dân chủ XHCN phát huy dân chủ đi đôi tăng cường pháp chế XHCN, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc chống mọi thủ đoạn chia rẽ của kẻ thù, kiên quyết chống tham nhũng và các tệ nạn xã hội.

    - Thường xuyên chú trọng giáo dục quốc phòng cho toàn dân..

    Rút ra kinh nghiệm cho bản thân: ???



    Câu 3: Mục đích, tính chất, đặc điểm của chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN. Phân tích tính chất “Toàn dân, toàn diện”? Rút ra ý nghĩa thực tiễn.

    Trả lời:

    Mục đích:

    - Bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, bảo về Đảng, nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN, bảo vệ sự nghiệp đổi mới và lợi ích quốc gia, dân tộc.

    Đối tượng và đối tác của cách mạng Việt Nam:

    Đối tượng:

    - Thế lực nào cản trở, xâm hại đến sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ tổ quốc XHCN của chúng ta thì thế lực đó là đối tượng của cách mạng nước ta.

    - Lực lượng nào gây bạo loạn lất đổ trên đất nước ta hoặc gây xung đột vũ trang, chiến tranh xâm lược nước ta thì lực lượng đó là đối tượng tác chiến của nhân dân ta đồng thời cũng là đối tượng của cách mạng nước ta.

    Đối tác:

    - Những ai tôn trọng đọc lập chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác, bình đẳng cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác của nước ta.

    - Những ai ủng hộ sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ tổ quốc XHCN của chúng ta là đối tác của quân và dân ta đồng thời cũng là đối tác của cách mạng nước ta..

    - Những ai ủng hộ chúng ta chống bạo loạn lật đổ trên đất nước ta đều là đối tác của cách mạng nước ta.

    - Những ai ủng hộ công cuộc đổi mới của cách mạng Việt Nam, không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, cùng Việt Nam chống lại âm mưu chống phá của các thế lực thù địch đều là dối tác của cách mạng nước ta. Đây là quan điểm rất rõ ràng và cũng rất linh hoạt khi phân biệt đối tượng và đối tác.

    -

    Tính chất:

    - Đây là cuộc chiến tranh mang tính chất tự vệ, hoàn toàn chính nghĩa, cách mạng triệt để, tính chất nhân dân thực sự và tính quốc tế sâu sắc.

    - Tính chất tự vệ chính nghĩa vì đây là cuộc chiến tranh tự vệ chống lại cuộc chiến tranh xâm lượng để bảo vệc hủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, bảo vệ đọa lập dân tộc, bảo vệ Đảng, nhà nước và nhân dân, bảo vệ chế độ XHCN.

    - Tính chất cách mạng triệt để vì đây là cuộc chiến tranh chống lại sự xâm lược của các thế lực phản động, hiếu chiến để bảo vệ độc lập tự do của tổ quốc và quyền lợi của nhân dân, bảo vệ sự nghiệp đổi mới của Đảng, nhà nước và nhân dân ta theo định hướng XHCN.

    - Tính nhân dân thực sự bởi vị mục đích của cuộc chiến tranh này vì lợi ích của nhân dân lao động và chính quần chúng nhân dân tham gia một cách tự giác, tích cự vào sự nghiệp củng cố quốc phòng và tiến hành chiến tranh bảo vệ tổ quốc, đây là một trong những nguyên nhân thắng lợi của cuộc chiến tranh.

    - Tính quốc tế sâu sắc vì mục tiêu của cuộc chiến tranh này thể hiện sự thống nhất lợi ích dân tốc, lợi ích quốc gia và lợi ích quốc tế. Đây là sự đôgns góp tích cự của cách mạng nước ta đối với cách mạng thế giới, trong điều kiện hiện nay là cơ sở để xây dựng khối liên minh đoàn kết quốc tế, điều kiện để tranh thủ sự đồng tính ủng hộ của các lực lượng cách mạng tiến bộ trên thế giới là cơ sở để kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc.



    Đặc điểm:

    Đây là cuộc chiến tranh mang đặc điểm toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự lực tự cường, quyết liệt và phức tạp.

    - Toàn dân: Toàn dân tham gia đánh giặc bằng mọi thứ vũ khí, phương tiện có trong tay, mỗi người dân là một người lính, mỗi thôn xóm bản làng là một pháo đài với lực lượng vũ trang 3 thứ quân làm nòng cốt để giành thắng lợi trước cuộc tiến công của kẻ thù hung bạo.

    - Toàn diện: Vì mục đích xâm lược của địch nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, lật đổ chế độ XHCN, bắt chúng ta phải đi theo con đường TBCN, chúng đánh ta bằng mọi thủ đoạn, trên tất cả mọi lĩnh vực, bởi vậy chúng ta phải đâut ranh toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.

    - Là cuộc chiến tranh được tiến hành với tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường bởi vì trong điều kiện mới của đất nước, chúng ta tiến hành cuộc đấu tranh có nhiều thuận lợi dó công cuộc đổi mới đem lại và chúng ta cũng phải đối phó với kẻ thù xâm lược có tiềm lực kinh tế, quân sự, có vũ khí công nghệ cao trong lúc nguồn viện trợ của các nước đối với nước ta như trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc trước đây không còn nữa. Bởi vậy, chúng ta phải dựa vào sức mạnh bản thân, phát huy độc lập tự chủ, tự lực tự cường của toàn dân tộc, phát huy sức mạnh của các cấp, các ngành, các địa phương để tạo nên sức mạnh tổng hợp đánh thắng kẻ địch.

    - Là cuộc chiến tranh quyết liệt và phức tạp vì trong cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc, chiến sự diễn ra phức tạp, khẩn trương ngay từ đầu, hình thái chiến tranh xen kẽ không phân tuyến, không có sự phân biết rõ ràng giữa hậu phương với tiền tuyến, chúng ta phải đánh địch tiến công từ bên ngoài vào đồng thời vừa phải đối phó với lực lượng bạo động gây bạo loạn ở bên trong, quy mô diễn ra lớn, nhu cầu của cuộc chiến đòi hỏi rất cao nên tác động rất lớn đến tinh thần và tâm lý của quân, dân ta.

    Rút ra ý nghĩa thực tiễn: ???



    Câu 4: Khái niệm nghệ thuật chiến tranh nhân dân? Trình bày sự vận dụng nghệ thuật chiến tranh nhân dân của Đảng ta trong 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ,

    Khái niệm: Nghệ thuật chiến tranh nhân dân toàn dân đánh giặc là nghệ thuật tổ chức sử dụng lực lượng, động viên tinh thần phát huy sức mạnh của cả dân tộc, của mọi lực lượng với các đánh sở trường của từng người, từng lực lượng, mỗi thôn xóm, bản làng trên cả nước tạo thành sức mạnh tổng hợp để chiến thắng quân địch.

    - Lực lượng tham gia đánh giặc là toàn thể dân tộc, mỗi người dân là một người lính, không phân biệt đàn ông, đàn bà, người già, người trẻ, dân tộc, tôn giáo, đảng phái, mọi người đều tham gia đánh giặc theo khả năng của mình. Sử dụng mọi loại vũ khí có trong tay như dao, kiếm, cung, nỏ, cuốc, xẻng, gậy gộc… kết hợp chặt chẽ giữa mọi lực lượng sử dụng linh hoạt các loại vũ khí của ta với vũ khí thu được của địch để đánh địch.

    - Thế trận đánh giặc của dân tộc ta là thế trận chiến tranh nhân dân, toàn diện đánh giặc, mỗi thôn xóm bản làng là một pháo đài diệt giặc làm cho quân địch luôn bị phân tán, đối phó ở khắp mọi nơi, phát huy điểm mạnh và khắc phục chỗ yếu của ta, hạn chế chỗ mạnh, khoét sâu chỗ yếu của địch… làm cho quân địch không chỉ đánh với quân triều đình mà phải đánh với cả dân tộc Đại Việt.

    - Về cách đánh: mưu trí, linh hoạt, sáng tạo tránh quyết chiến khi địch còn đông và mạnh, buộc chúng sa lầy, khoét sâu vào điểm yếu cơ bản của từng đối tượng địch để đánh địch như triệt đường lương thảo. Đánh địch mọi lúc, mọi nơi ban ngày, ban đêm bằng mọi loại vũ khí kết hợp quân triều đình với quân địa phương, kết hợp tiến công quân sự với chính trị, ngoại giao và binh vận.

    - Từ khi có Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, Đảng ta đã kế thừa những nghệ thuật quân sự Việt Nam lên tầm cao mới đã vận dụng thành công, đánh thắng 2 đế quốc đó là Pháp và Mỹ.

    - Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh. Đây chính là sản phẩm của lấy thế thắng lực.

    - Nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa các mặt quân sự - chính trị - ngoại giao và binh vận.

    - Nghệ thuật tổ chức và thực hành các trận đánh lớn.

    Xác định trách nhiệm của bản thân: ???

      Hôm nay: 2024-05-03, 04:46