DSO - DIỄN ĐÀN SINH VIÊN ĐÀ LẠT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DIỄN ĐÀN SINH VIÊN ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT


    Quan hệ Việt - Trung

    anhday
    anhday
    Trợ lý giám đốc
    Trợ lý giám đốc


    Giới tính : Nam
    Tổng số bài gửi : 1298
    Tuổi : 38
    Cảm ơn : 33

    Quan hệ Việt - Trung Empty Quan hệ Việt - Trung

    Bài gửi by anhday 2009-02-07, 18:55

    Quan hệ Việt - Trung từ xa xưa đến nay luôn có ý nghĩa chiến lược mang tính chất quyết định đối với đất nước ta. Cứ khi nào chính quyền ta có lập trường tự chủ tự cường, đoàn kết dân tộc, trên dưới một lòng, thì nền độc lập được giữ vững, đất nước phát triển thuận hoà, mọi âm mưu xâm lấn bị đẩy lùi.

    Hiện nay tình hình không được như thế; còn rất đáng lo ngại.

    Mong ông Phụng trả lời

    Mới đây, ông Lê Công Phụng nguyên là Trưởng ban biên giới, tham gia đàm phán với phía Trung quốc 2 Hiệp định về biên giới trên bộ và ranh giới trên biển, hiện là đại sứ ở Mỹ, đã trả lời phỏng vấn của nhà báo Lý Kiến Trúc của báo Văn hoá ở Nam Cali. Ý định của ông Phụng là xua tan những nghi ngờ rằng phía Việt nam đã nhân nhượng rất nhiều, thanh minh rằng kết quả đàm phán là công bằng, hợp lý. Tôi muốn đặt ra với ông Phụng vài câu hỏi. Mong ông trả lời ngay thật, vì chỉ có sự thật mới thuyết phục được đông đảo người Việt quan tâm đến vấn đề này.

    - Vì sao từ khi đàm phán năm 1992 đến khi kết thúc, chính quyền trong nước không thông báo cho nhân dân biết, cũng không báo cáo cho Quốc hội hay Uỷ ban thường vụ quốc hội biết, khác hẳn khi thương lượng với Mỹ từ 1968 đến 1973, luôn thông báo công khai tiến triển và chủ đề từng kỳ họp? Có điều gì khuất tất phải giữ kín. Sao không tận dụng sự hỗ trợ của dư luận?

    - Khi đưa ra quốc hội Bản hiệp định trên bộ ngày 9-6-2000, không có chất vấn và thảo luận; qua loa hình thức đối với Hiệp định quan trọng như thế, vì sao?

    - Tại sao tập bản đồ tỷ lệ 1/25.000 đi kèm, coi như nội dung cấu thành Hiệp định năm 1999, không được đưa công khai ? sao dấu kỹ thế?

    - Sách Trắng bộ ngoại giao năm 1979 lên án nhiều thủ đoạn xâm lấn trắng trợn và tinh vi của phía Trung quốc, phía Việt nam có giữ những ý kiến ấy không ? hay đã tự rút bỏ ?

    - Vì sao cả 2 bản hiệp định đều ký vào những ngày cuối năm (ngày 30 và 25 tháng 12), rõ ràng theo ý kiến của Giang Trạch Dân: ''lãnh đạo 2 đảng đã thoả thuận ký trước khi năm 1999 (và sau đó là năm 2000) kết thúc". Có ai đi thương lượng lại bị đối phương ép về thời hạn để bị động đến như vậy ?

    - Một chuyên gia quốc tế về biển cho rằng phía Việt nam hớ to khi ký hiệp định biên giới trên biển, vì đó là Vịnh Bắc bộ của Việt nam (golfe du Tonkin), lẽ ra phía VN phải được ít ra là 2/3, hay 3/4, vì các yếu tố cấu thành Vịnh. Số dân sống quanh Vịnh : Việt nam gấp 4 lần Trung quốc; số đảo và đường ven biển : Việt nam gấp hàng trăm lần Trung quốc; số sông đổ lượng nước và phù sa để tham gia hình thành Vịnh : Việt nam có gấp hơn 10 lần Trung quốc...

    - ông Phụng cho rằng Trung quốc là nước láng giềng lớn mạnh, "ta phải biết sống với họ", nghĩa là nhún nhường, biết điều ... Thưa rằng đó chỉ là một mặt thôi, là mặt chiến thuật thôi! Mặt chính là Việt nam phải mạnh lên toàn diện, về chính trị - tinh thần - kinh tế - quân sự - văn hoá - ngoại giao, phải đoàn kết toàn dân, cố kết dân tộc, ý chí vững mạnh về chủ quyền, đó mới là cơ sở của mọi cuộc đàm phán. Ông Phụng có vẻ quên mặt này.

    Từ đối đầu chuyển sang liên minh

    Xưa nay Trung quốc luôn tự coi mình là trung tâm của thế giới. Hiện nay đảng Cộng sản Trung quốc có tham vọng xây dựng Trung quốc thành siêu cường thống trị thế giới về mọi mặt trong một tương lai gần.

    Với tham vọng ấy, Trung quốc luôn mong muốn Việt nam là một chư hầu của mình. Qua những thăng trầm của lịch sử, họ hiểu rất rõ là Việt nam là một dân tộc rất đáng gờm, rất đáng nể, từng giáng trả họ những đòn kinh hoàng.

    Biện pháp thâm độc nhất, có hiệu quả nhất là tạo nên ở Việt nam một chính quyền phụ thuộc, dễ bảo, có hình thức dân tộc nhưng thực chất là chư hầu cho thiên triều ở Bắc Kinh.

    Ở phía Nam, Trung quốc từng xây dựng được một nhóm chư hầu trung thành là bọn Khơme Đỏ ở Cambốt, nhóm này đã bị đánh đổ đầu năm 1979, khiến Đặng Tiểu Bình phát điên lên và kéo đại quân vào đánh phá 6 tỉnh cực bắc Việt nam trong tháng 2 và tháng 3-1979, nhằm đỡ đòn cho bọn chư hầu, đồng thời dạy cho Việt nam một bài học, ra oai với nhóm lãnh đạo ở Hà nội để lôi kéo nhóm này vào vòng kiểm toả của họ.

    Đến năm 1990, sau khi phe Xã hội chủ nghĩa tan rã, Liên Xô có nguy cơ tan vỡ, đảng CS Trung quốc cô lập và nao núng, liền tìm kiếm khẩn cấp sự hoà giải với Việt nam để chống chọi với tình thế nguy ngập. Đảng CS Việt nam đang chuẩn bị Đại hội VII cũng ở trong thế hoang mang khi phe XHCN tan rã, liền sớm lao vào con đường bình thường hoá và kết nghĩa Việt - Trung, mở đầu bằng cuộc gặp cấp cao ở Thành Đô (Tứ Xuyên) vào tháng 9-1990. Phía Việt nam có 3 nhân vật là: Nguyễn Văn Linh rất non về đối ngoại, Phạm Văn Đồng già ốm lòa mắt, chuyên 3 phải, và Đỗ Mười mưu thâm, nhiều tham vọng cá nhân. Thế là Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân và Lý Bằng chấm ngay Đỗ Mười làm kẻ thân tín của thiên triều; sau đó, tháng 6-1991, Đại hội VII cử Đỗ Mười làm tổng bí thư thay Nguyễn Văn Linh; Đỗ Mười đưa ngay Lê Đức Anh làm nhân vật số 2 của đảng, nhận chức chủ tịch nước, thay Võ Chí Công. Ngay sau Đại hội VII, ''đoàn đại biểu đặc biệt của đảng CS Việt nam" gồm 2 người là Mười và Anh được mời sang Bắc kinh, được Giang Trạch Dân và Lý Bằng tiếp ngày 28-7-1991. Sau đó, việc bình thường hoá được ký kết tại Bắc kinh ngày 5-11-1991. Từ đó, liên minh 2 đảng CS Trung-Việt được thắt chặt, cho đến tận bây giờ. Hai Hiệp định Việt - Trung được đàm phán, ký kết chóng vánh trong hoàn cảnh này.

      Hôm nay: 2024-05-19, 10:53