DSO - DIỄN ĐÀN SINH VIÊN ĐÀ LẠT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DIỄN ĐÀN SINH VIÊN ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT


    Tinh tế và sâu sắc âm nhạc cung đình Việt Nam

    mrtrachbocdo
    mrtrachbocdo
    Trưởng phòng
    Trưởng phòng


    Tổng số bài gửi : 488
    Cảm ơn : 3

    Tinh tế và sâu sắc âm nhạc cung đình Việt Nam Empty Tinh tế và sâu sắc âm nhạc cung đình Việt Nam

    Bài gửi by mrtrachbocdo 2011-06-28, 20:22

    Ngày xưa, âm
    nh
    c cung đình ch phng s
    riêng cho triu đình, nhưng ngày nay, tht may mn
    là ngh thut đc sc
    y đã được đem ra biu din đ
    mi người cùng thưởng thc” - giáo sư - tiến sĩ Trn Văn Khê khng
    đnh.


    Một nền âm nhạc có bản sắc riêng



    [IMG][You must be registered and logged in to see this link.][/IMG]

    Giáo sư Trn
    Văn Khê và các nhc
    công




    Năm 2003, âm nhạc cung đình Việt Nam đã được UNESCO công nhận là
    kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại bởi sự độc
    đáo, tinh tế và những giá trị to lớn về phương diện lịch sử lẫn nghệ thuật.
    Chương trình sinh hoạt nghệ thuật định kỳ lần thứ 15 tại tư gia giáo sư - tiến
    sĩ Trần Văn Khê vào đêm 23-3 đã giúp khán giả hiểu thêm về bộ môn âm nhạc
    truyền thống này.


    Đặc biệt, chương trình này có sự tham gia của bảy nhạc công tài
    năng và giàu tâm huyết của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống cung đình Huế và họ
    đã cho khán giả cơ hội thấy tận mắt, nghe tận tai những bài bản tiêu biểu của
    âm nhạc cung đình như Mã Vũ - Du Xuân, Mã Vũ - Mang - Bông, Ngũ Đối Thượng,
    Long Ngâm, Tiểu Khúc,
    biểu diễn kèn cung Ai và mười bản Ngự (gồm Phẩm
    Tuyết, Nguyên Tiêu, Tây Mai, Xuân Phong, Kim Tiền
    …).


    Hiếm có bộ môn âm nhạc nào phong phú cả về thể loại, thang âm
    điệu thức cho đến các loại [You must be registered and logged in to see this link.] như âm
    nhạc cung đình Việt Nam. Dàn đại nhạc được tổ chức quy mô gồm đại hồng chung,
    đại cổ, trống võ, bồng, mõ, thanh la, chập chõa, sinh tiền, kèn và nhị. Dàn
    tiểu nhạc (còn được gọi là nhã nhạc hoặc ti trúc tế nhạc) được sử dụng trong
    các đám rước, yến tiệc của triều đình gồm các nhạc
    cụ
    ở ba bộ gõ, hơi, dây (gảy và kéo).



    [IMG][You must be registered and logged in to see this link.][/IMG]

    Các nhc
    công ca Nhà hát Ngh thut truyn
    thng cung đình Huế biu din
    kèn cung Ai




    Cụ thể, một dàn nhã nhạc gồm có các loại đàn dây tơ như đàn
    nguyệt, đàn nhị, đàn tam, đàn tỳ bà kết hợp với sáo trúc, trống bảng một mặt,
    tam âm la và sinh tiền. Hầu hết các loại nhạc cụ trong dàn nhã nhạc đều chỉ có
    một chiếc nhưng vẫn tạo ra được nhiều màu âm rất phong phú như tiếng kim, tiếng
    thổ, tiếng trầm, tiếng bổng, tiếng tơ, tiếng trúc, tiếng đồng, tiếng đá, tiếng
    da và tiếng mộc.


    Trong kho tàng bài bản vô cùng phong phú của âm nhạc cung đình
    Việt Nam còn được lưu giữ đến ngày nay, một số bài được cho là có nguồn gốc
    xuất xứ từ Trung Quốc, trong đó mười bản Ngự (mười bản liên hoàn) bị nhiều
    người gọi là mười bản Tàu. Về vấn đề này, giáo sư - tiến sĩ Trần Văn Khê khẳng
    định: “Trong các tài liệu nghiên cứu âm nhạc của Trung Quốc không có ghi nhận
    bài bản nào giống hoặc tương tự với mười bản Ngự của Việt Nam, ngay cả tên gọi
    của các bài bản cũng không có sự tương đồng nào”.


    “Di sản là thứ không được can thiệp vào”



    [IMG][You must be registered and logged in to see this link.][/IMG]

    Giáo sư Trn
    Văn Khê gii thiu âm nhc cung đình Vit Nam




    Việc bảo tồn và phát huy âm nhạc cung đình Việt Nam nói riêng và
    nhiều loại hình văn hóa truyền thống nói chung cần phải thận trọng để không làm
    mất đi bản sắc riêng của từng loại hình. Về vấn đề này, giáo sư - tiến sĩ Trần
    Văn Khê cho biết: “Dàn nhạc giao hưởng phương Tây có đến hơn một trăm cây đàn,
    đó là nét đặc trưng của họ.


    Dàn nhạc cung đình Việt Nam cũng có nét đặc sắc riêng, nếu thêm
    vào đó vài cây sáo, năm bảy cây đàn tranh, chục cây đàn nguyệt… thì làm sao
    nghe được âm sắc của từng loại nhạc cụ? Điều này cũng giống như không ai được
    quyền nối dài cánh tay Venus trong bức tượng Venus de Milo hoặc tô đỏ đôi môi
    nàng Mona Liza. Nói chung, di sản là thứ không thể can thiệp vào”.


    Đã có
    [URL="http://tuyensinh2010.com/diem-thi-tuyen-sinh-lop-10-nam-2011-duoc-cap-nhat-nhanh-nhat-tai-diemthi-24h-com-vn"]ĐIM THI LP 1O NĂM 2011[/URL] bm xem ngay





    Ngày xưa, âm nhạc cung đình Việt Nam chỉ được dùng trong các dịp
    đại lễ như lễ tế trời đất ở đàn Nam Giao (giao nhạc), năm lễ tế thần (ngũ tự
    nhạc), lễ Vạn thọ, lễ tiếp sứ thần (đại triều nhạc) và các buổi yến tiệc (đại
    yến nhạc). Ngoài ra còn có các thể loại khác dùng trong các miếu (miếu nhạc),
    cung phủ (cung trung chi nhạc)…


    Ngày nay, âm nhạc cung đình Việt Nam - di sản văn hóa phi vật
    thể đại diện của nhân loại - đã vượt ra khỏi biên cương đất nước, đi ra thế
    giới. Mỗi chuyến lưu diễn ở nước ngoài không chỉ đơn giản là dịp đem nghệ thuật
    truyền thống của nước nhà đi giao lưu với thiên hạ, mà là một cơ hội chứng tỏ
    với bạn bè thế giới rằng Việt Nam không chỉ là một dân tộc anh hùng trong đấu
    tranh, mà còn là một dân tộc có tâm hồn tế nhị, sâu sắc và phong phú.



    Tin liên
    quan:



    dap an
    ly 2011



    dap an
    de thi khoi a nam 2011



    de thi
    dai hoc khoi a 2011



    de thi
    dai hoc mon toan nam 2011



    de thi
    dh 2011 khoi a



    [You must be registered and logged in to see this link.]


    dap
    an hoa cao dang 2011












































































      Hôm nay: 2024-05-02, 21:28