DSO - DIỄN ĐÀN SINH VIÊN ĐÀ LẠT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DIỄN ĐÀN SINH VIÊN ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT


    ĐI CHÙA HƯƠNG KHỔ VÌ CÁP TREO

    anhday
    anhday
    Trợ lý giám đốc
    Trợ lý giám đốc


    Giới tính : Nam
    Tổng số bài gửi : 1298
    Tuổi : 38
    Cảm ơn : 33

    ĐI CHÙA HƯƠNG KHỔ VÌ CÁP TREO Empty ĐI CHÙA HƯƠNG KHỔ VÌ CÁP TREO

    Bài gửi by anhday 2009-01-02, 18:47

    4h sáng trời mùa đông, người ngồi sát nhau không nhìn rõ mặt, vậy mà trên dòng bến Đục (chùa Hương), hàng trăm chiếc đò vẫn hăm hở chèo. Đôi chân không còn mỏi vì đã có cáp treo, ý nghĩ đó đã khiến lượng du khách đến với lễ hội chùa Hương tăng vọt.

    Không chờ đến ngày khai hội, ngay từ mùng 2 Tết (30/1), số lượng du khách trảy hội chùa Hương đã nhiều đến mức ngạc nhiên. Anh Hùng, chủ nhà nghỉ kiêm nhà đò Hùng Tình, với thâm niên đón khách hơn 10 năm, cho biết: "Suốt từ mùng 2 tới giờ, ngày nào tôi cũng phải dậy từ 3h sáng đón khách. Mệt nhưng mà sướng. Khách đông, chúng tôi cũng được nhờ". Anh Hùng nguyên là giáo viên một trường tiểu học của huyện, nhưng 3 tháng hội chùa, anh tình nguyện xin nghỉ không lương để ở nhà lo toan việc đón khách. Hết hội, anh lại trở về với công việc gõ đầu trẻ. Không chỉ riêng anh Hùng, người lớn và cả con trẻ đang tuổi học hành nơi đây đa số đều nghỉ hết những công việc hằng ngày khác, chỉ để tập trung nhân lực vào "kiếm 3 tháng ăn cả năm" này.

    Nguyên nhân khiến lượng khách trảy hội chùa Hương bùng nổ có lẽ là nhờ dịch vụ cáp treo, bắt đầu đưa vào sử dụng từ mùa hội năm nay sau thời gian dài hứa hẹn. Cáp treo giúp đôi chân đỡ mỏi, nhưng trên thực tế, để có được 4 phút ngồi trong buồng cáp treo, du khách sẽ phải chờ đợi thời gian còn lâu và mệt hơn cả 1 tiếng đồng hồ leo bộ như trước kia.

    Đầu tiên là công đoạn mua vé. "Còn khổ hơn thời bao cấp", anh Quỳnh, một khách đến từ Hà Nội, than thở. To, khỏe, nặng chừng 80 kg, vậy mà anh Quỳnh đã suýt gãy tay khi dại dột thò vào ô cửa phòng bán vé. Bị đè đau, anh Quỳnh đã kêu thật to với hy vọng được ưu tiên mua trước đôi vé cho mẹ già và cô con gái 5 tuổi. Cô bán vé liếc đôi mắt lá răm nhìn anh Quỳnh, sau đó không nói một lời, tiếp tục ngồi nhìn lơ đãng những cánh tay vẫy tới tấp ngoài ô cửa.

    Mãi rồi cũng xong. Nhưng xếp hàng để được vào cổng lại là cả vấn đề. Hàng dài người đứng chờ, ai nấy miệng "nam mô" mong cho thời gian qua nhanh. Chiếc cầu thang duy nhất dành cho khách lên tầng vào cáp treo chiều rộng khoảng 1 m, không có cổng, được chặn lại bởi hai bảo vệ. Cứ 15 phút một chuyến, 4 cánh tay ấy mới mở ra cho khách vào. Cũng bởi thế, việc kiểm soát vé ở cổng này chỉ được xem như "làm phép", bởi đội bảo vệ không có nổi biện pháp nào soát vé cho tới gần 300 khách mỗi lượt, chầu chực đứng chờ chỉ để thực hiện mỗi việc là lao thật nhanh ngay khi bảo vệ nới khóa tay.

    Cảnh tượng người người chen chúc, giẫm lên nhau chạy qua cổng soát vé như ong vỡ tổ. Mặc kệ người già, trẻ con, ai nhanh chân vào trước, dù rằng trước hay sau thì rồi cũng sẽ vào tới nơi. Quệt mồ hôi, bà Dần - 60 tuổi - dự định đi chùa Hương lần cuối trước khi mừng thọ và cũng để "thử cáp treo như thế nào", vừa thở vừa nói: "Thế này thà tôi leo bộ còn hơn. Chưa lên đến cáp đã tưởng đứt hơi rồi". Ở bên cạnh, cậu sinh viên Tuấn Anh nhìn bà Dần cười: "Phải chịu thôi bà ơi. Lười leo núi thì chấp nhận đau thương".

    Đoạn đường rẽ vào khu bán vé cáp treo, người đứng chật cứng đến nghẹt thở. 32 toa, 6 người một toa, 4 phút một lượt lên hoặc xuống, mỗi ngày 48 lượt mở cửa, mỗi lượt chừng 200-300 khách, vé khứ hồi dành cho trẻ con 30.000 đồng, còn người lớn là 60.000 đồng, tính nhẩm mỗi ngày cũng khoảng hàng chục nghìn lượt khách có nhu cầu đi cáp treo. Nhìn cảnh hàng nghìn người đứng im một chỗ lắc lư, những du khách định lên động Hương Tích (dù bằng con đường leo bộ cũng vẫn phải đi qua đoạn có cáp) cũng lắc đầu lè lưỡi, quay trở xuống dù con gà và mâm xôi vẫn còn nguyên trong giỏ.

    Mất cắp vẫn là chuyện muôn thuở ở những nơi đông người. Khách đang bận giơ hai tay ôm mâm lễ, kẻ cắp phía dưới cứ ung dung móc điện thoại. Chị Bích - quê Bắc Ninh - vừa mới "tậu" được con Nokia láng coóng, trong lúc mải xếp mâm, bị tên ăn trộm thò hẳn tay vào túi áo. Chỉ đến khi bước ra ngoài cửa động, chị Bích mới biết điện thoại đã không cánh mà bay. Dù xung quanh lối đi công an đứng khá đông, nhưng chị vẫn không biết nhờ ai tìm đồ đã mất.

    Chùa Hương mỗi năm lại mở hội, và những phật tử vẫn đến dù sau đó không ngớt lời kêu than.

      Hôm nay: 2024-05-03, 08:49