DSO - DIỄN ĐÀN SINH VIÊN ĐÀ LẠT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DIỄN ĐÀN SINH VIÊN ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT


    Việt Nam chập chững tham gia thị trường thiết kế vi mạch

    anhday
    anhday
    Trợ lý giám đốc
    Trợ lý giám đốc


    Giới tính : Nam
    Tổng số bài gửi : 1298
    Tuổi : 38
    Cảm ơn : 33

    Việt Nam chập chững tham gia thị trường thiết kế vi mạch Empty Việt Nam chập chững tham gia thị trường thiết kế vi mạch

    Bài gửi by anhday 2008-12-30, 18:29

    Thời gian qua, sau nhiều thông tin VN chế tạo thành công chip vi xử lý 8 bit, có lời khẳng định VN đủ khả năng tạo ra những sản phẩm vi mạch tham gia vào thị trường thế giới. Ông nghĩ như thế nào về điều này?


    Thông tin trên chưa đúng lắm. Theo như nhóm thiết kế chip vi xử lý 8 bit nói trên, họ chỉ thiết kế thôi, rồi gửi sang công ty nước ngoài để chế tạo. Người đại diện công ty này ở buổi lễ giới thiệu chip 8 bit hóa ra là cựu SV của tôi ở Singapore. Hiện nay, VN chưa có nhà máy chế tạo, và vì thế cũng nên nói cho đúng là: VN chỉ mới bắt đầu có khả năng tham gia thị trường thiết kế vi mạch. Đây cũng là điều đáng khích lệ để tiến xa hơn.


    Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng việc nghiên cứu chip vi xử lý 8 bit là đã lỗi thời, không còn khả năng ứng dụng và cũng không có khả năng thương mại. Có chăng, chip vi xử lý RISC 8 bit còn giữ vững được khoảng chục năm nữa với thị trường sản phẩm nhúng, thiết bị dân dụng, thiết bị cầm tay không đòi hỏi phải hoạt động ở tốc độ cao như: thiết bị điều khiển trong nhà, thiết bị y tế, thiết bị nhỏ...?

    Tuy không phải mới mẻ nhưng chip 8-bit vẫn đang được ứng dụng giống như vô số chip đơn giản hơn, ra đời từ thập niên 80. Hiện vẫn còn một vài nhà máy (wafer fab) sản xuất tại Singapore để cung cấp cho các thiết bị còn đang sử dụng ngoài thị trường. Một số các thiết bị cầm tay nói trên không đòi hỏi chip tốc độ cao hoặc chip 8-bit. Thế hệ chip, trong đó có chip 8-bit, sẽ tiếp tục phân chia thị trường (trong công nghệ xe ô tô, dân dụng, y tế, quốc phòng…) trong tương lai, dù nhỏ nhưng sẽ còn kéo dài khá lâu.

    Thiết kế vi mạch là đề tài chưa được bạn đọc biết đến nhiều. Trong cuộc sống hàng ngày, đa số vật dụng điện tử xung quanh chúng ta, từ cái máy lạnh, tivi, máy nghe nhạc hoặc radio cho đến máy bay, ô tô, tàu thủy hoặc xe gắn máy… đều có ít nhiều vi mạch để vận hành, nằm bên trong.


    Vi mạch (gọi nôm na là con “chíp”) là bản mạch điện tử được tích hợp và thu nhỏ lại trên một miếng silic cỡ dưới 1 hay vài cm2, mỏng độ 0.4 – 0.7 mm trong vỏ bọc kết nối ra bên ngoài với nhiều chân. Thiết kế vi mạch được thực hiện nhờ dùng các phần mềm rất chuyên nghiệp trên máy tính và là công đoạn cần thiết trước khi đi vào sản xuất. Kể từ vài năm nay, ở VN chỉ mới có một vài công ty thiết kế vi mạch, phần nhiều làm việc với khách hàng từ nước ngoài.

    Công nghệ vi mạch có vai trò như thế nào trong cuộc sống hiện nay?


    Tuy ở VN, công nghệ vi mạch chưa hình thành hoặc chưa có tác động gì đáng kể vào kinh tế nói chung, nhưng ở các quốc gia tiên tiến, công nghệ này góp phần rất đáng kể vào tổng sản lượng quốc gia (có thể đạt 30 - 40% GDP, như Nhật Bản). Không những thế, nó còn là động lực thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghệ khác. Vì ở các nước này, hầu như tất cả các ngành công nghệ đều được cơ giới hóa và điện tử hóa. Gần như tất cả các thiết bị đều có sự hiện diện của vi mạch bên trong.

    Có thể nói vi mạch là loại linh kiện không thể thiếu trong các ngành công nghệ hiện nay. Ngoài ra, công nghệ vi mạch còn làm nẩy sinh ra các ngành công nghệ mới, tuy có tính cách hỗ trợ nhưng không kém sản lượng kinh tế. Ví dụ: công nghệ riêng cho hóa chất, vật liệu, thiết bị riêng biệt dùng trong công nghệ vi mạch...

    Vì các lý do nêu trên, thế mạnh kinh tế của các quốc gia tiên tiến được thể hiện căn cứ trên mức độ công nghệ cao, dưới tác động của công nghệ vi mạch. Dù VN chưa có nền công nghệ vi mạch, nhưng cuộc sống hiện nay chịu ảnh hưởng và tùy thuộc khá nhiều vào vi mạch mà người tiêu dùng chưa để ý đến thôi.



    Để nắm vững công nghệ thì phải đi vào chế tạo và sản xuất vi mạch như họ, chứ còn thiết kế vi mạch chỉ là chuyện nhỏ.

    Nhân lực chế tạo vi mạch ở VN không có và chưa nơi nào có chương trình đào tạo cụ thể. Một vài năm nay có một số trường trong nước đã khởi động chương trình thiết kế vi mạch, nhưng chưa có quy mô lớn để phát triển nhanh như ở các nước tiên tiến. Điều này một phần do số lượng SV ghi danh vào ngành này còn thấp, phần nữa cũng do thị trường còn mới mẻ.

    Theo tôi, để phát triển năng lực và nhân lực cho thiết kế vi mạch thì mỗi trường cần có một nhóm giáo sư chuyên nghiệp có kinh nghiệm nhiều năm từ nước ngoài đứng ra tổ chức và điều hành. Họ không phải chỉ là các chuyên viên chỉ biết sử dụng phần mềm thiết kế, mà còn phải có kiến thức và kinh nghiệm đi sâu vào cả lĩnh vực chế tạo vi mạch. Ngoài ra cần tạo ra một môi trường xã hội thu hút SV chọn ngành thiết kế vi mạch.

      Hôm nay: 2024-05-12, 06:11