DSO - DIỄN ĐÀN SINH VIÊN ĐÀ LẠT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DIỄN ĐÀN SINH VIÊN ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT


    Quản lý dự án Công nghệ thông tin

    khidotdh88
    khidotdh88
    Thử việc văn phòng
    Thử việc văn phòng


    Tổng số bài gửi : 33
    Cảm ơn : 4

    Quản lý dự án Công nghệ thông tin Empty Quản lý dự án Công nghệ thông tin

    Bài gửi by khidotdh88 2009-08-11, 12:50

    Quản lý dự án Công nghệ thông tin
    Những điều cần biết về quản lý dự án CNTT – Project Manager
    Quản
    lý một dự án không hề đơn giản và dễ dàng. Ngành CNTT thì đặc biệt hơn
    vì công nghệ là luôn thay đổi và di chuyển liên tục không ngừng nghỉ.
    Điều đó đòi hỏi những thách thức và sự thích nghi trong kinh doanh đối
    với các nhà quản lý dự án CNTT.

    Quản
    lý dự án thường được sử dụng trong xây dựng và sản xuất, đó là những dự
    án mang tính hữu hình nhưng thay vào đó quản lý dự án CNTT là những yếu
    tố luôn thay đổi phức tạp do nhu cầu kinh doanh và yêu cầu do yêu cầu
    của các bên có liên quan. Thực chất quản lý dự án CNTT rất khó để thực
    hiện. Các dự án phải luôn có những nỗ lực ngắn hạn để tạo ra một sản
    phẩm độc đáo, hay dịch vụ môi trường, chẳng hạn như loại bỏ các máy chủ
    cũ, phát triển một trang web thương mại điện tử, máy tính để bàn mới
    tạo ra hình ảnh hoặc kết hợp cơ sở dữ liệu. Đối với mỗi dự án CNTT để
    có thể thành công đều phải có những yếu tố cân bằng và lường trước
    những rủi ro rất dễ xảy ra khiến dự án bị sập.

    Tất
    cả các dự án CNTT hoặc các dự án khác đều di chuyển thông qua năm giai
    đoạn trong quản lý dự án khởi đầu: khởi xướng, lập kế hoạch, thực hiện,
    giám sát và kiểm tra kiểm soát, và kết thúc. Mỗi giai đoạn có chứa quá
    trình di chuyển dự án từ ý tưởng cho việc triển khai thực hiện vì vậy
    đỏi hỏi tính bài bản và tuân thủ nguyên tắc rất cao.

    Thời
    gian, ngân sách, số lượng người tham gia luôn là vấn đề mà các nhà quản
    lý dự án quan tâm. Làm quản lý một dự án CNTT đòi hỏi người lãnh đạo và
    các thành viên có những kỹ năng làm việc chuyên nghiệp. Luôn thích nghi
    và đáp ứng được như cầu khắt khắt khe của ngành CNTT.

    VietnamLearning xin trân trọng giới thiệu khóa đào tạo quản lý dự án trực tuyến đầu tiên - Project Manager do NIIT vàElelementK cung cấp và xây dựng. Mọi chi tiết về khóa học xin truy cập tại website: [You must be registered and logged in to see this link.]

    1.MCSA (Certified Professional)
    Nhiều
    người đã từng nghe nói đến MCP (Microsoft Certified Professional),
    nhưng vẫn còn khá nhiều người chưa biết MCSA là gì, “mặt mũi” ra sao.

    Nhiều “track” và “specialization”: Trên
    website của Microsoft, MCSA (Microsoft Certified Systems Administrator)
    được giới thiệu là “chứng chỉ giúp nâng cao sự nghiệp của bạn thông qua
    việc khẳng định bạn có đủ kỹ năng để quản lý và chẩn đoán hỏng hóc
    những hệ thống chạy hệ điều hành Windows”. Nói nôm na, MCSA là chứng
    chỉ xác nhận khả năng quản trị mạng (của Microsoft). Hiện nay, bạn có
    hai chọn lựa về công nghệ (theo hệ điều hành): Windows 2000 hoặc
    Windows Server 2003.

    Ứng
    với hai công nghệ nêu trên, bạn có hai “nhánh” (track) MCSA, mỗi nhánh
    yêu cầu những môn thi khác nhau. Mặc dù Microsoft vẫn công nhận “MCSA
    o­n Windows 2000”, nhưng có lẽ các bạn nên nhắm đến công nghệ mới hơn,
    vì bản thân chính Windows Server 2003 chẳng bao lâu nữa cũng trở thành
    “lạc hậu”. Do đó, chúng tôi không đi sâu giới thiệu “nhánh” cũ.

    Nhánh
    “MCSA o­n Windows Server 2003” có ba hướng: MCSA “tổng quát” (gọi tắt
    là MCSA), MCSA chuyên biệt về truyền tin (gọi là MCSA: Messaging), MCSA
    chuyên biệt về bảo mật (gọi là MCSA: Security). Những hướng chuyên biệt
    (specialization) nhằm xác định những kỹ năng thuộc một lĩnh vực chuyên
    sâu nhất định, đồng thời phục vụ nhu cầu thực tế đang cần những chuyên
    gia thông thạo các kỹ năng ấy.

    Nhu cầu thực tế về MCSA: Nhiều
    bạn rất bối rối trước một rừng thông tin về chứng chỉ của Microsoft.
    Xin nói ngay, nếu bạn quan tâm đến lĩnh vực quản trị mạng thì chỉ cần
    tìm hiểu về MCP (mạng), MCSA và MCSE. Khi bạn thi đậu môn đầu tiên (để
    đạt được MCSA hay MCSE), bất kể đó là môn nào, bạn cũng được công nhận
    là MCP. Như vậy, cấp độ MCP không đủ cho những người thật sự quản trị
    một/nhiều mạng quy mô vừa và lớn.Mặc dù đa số các bạn khi theo học đều
    muốn “đi đến cùng” – tức trở thành MCSE – nhưng điều đó không cần thiết
    cho số đông. Công việc hiện nay mà các nhà tuyển dụng đang cần nhiều
    đòi hỏi kỹ năng của MCSA, và khả năng ấy là “đủ xài”. Thực tế chỉ cần
    một số lượng MCSE không lớn, vì các doanh nghiệp cần người “quản trị”
    nhiều hơn là người “thiết kế” mạng. Hiện nay có nhiều hình thức học
    MCSA để đáp ứng nhu cầu theo học tới cùng của các bạn, điển hình là
    hình thức học MCSA, MCSE bằng ELearning. Học viên có thể tự trang bị
    cho mình những kiến thức cơ bản đến nâng cao và được hệ thống rất bài
    bản theo chuẩn quốc tế.

    2.4 lỗi nguy hiểm sản phẩm WLAN Controller
    Chỉ
    có các dòng thiết bị WLAN Controller sử dụng phần mềm hệ thống phiên
    bản 4.2 trở lên. Cisco Catalyst 6500 và 7600 Wireless Modules cũng được
    xác nhận mắc các lỗi bảo mật trên đây.
    Trong số 4 lỗi trên đây thì có tới 3 lỗi có thể bị lợi dụng để tổ chức tấn công từ chối dịch vụ (DoS) các dòng WLAN Controller.
    Tấn công từ chối dịch vụ có thể sẽ khiến WLAN Controller bị treo cứng
    hoàn toàn hoặc sẽ buộc phải khởi động lại. Nếu các vụ tấn công DoS diễn
    ra liên tục sẽ dẫn đến hậu quả là thiết bị từ chối xử lý yêu cầu kết
    nối của người dùng – hay nói chính xác là từ chối dịch vụ.
    Trong số 3 lỗi DoS thì có hai lỗi liên quan đến chứng thực Web. Hacker
    có thể sử dụng một công cụ dò quét lỗi bảo mật để buộc WLAN ngừng dịch
    vụ chứng thực web cho người dùng có yêu cầu kết nối vào mạng không dây
    và buộc thiết bị phải khởi động lại. Lỗi thứ hai có thể khai thác bằng
    cách gửi gói dữ liệu độc hại đến trang web chứng thực đăng nhập
    “login.html”.

    Trong khi đó lỗi DoS thứ ba liên quan đến quá trình WLAN Controller
    nhận “gói địa chỉ IP”. Tấn công thông qua lỗi bảo mật này có thể khiến
    thiết bị treo cứng hoàn toàn. Tuy nhiên lỗi này được xác nhận chỉ tồn
    tại trong các dòng thiết bị 400 Series sử dụng phần mềm 4.1, Catalyst
    6500 Wireless Services Module và 3750 Integrated Wireless LAN
    Controllers.

    Trong khi đó nếu khai thác thành công lỗi thứ tư thì từ một người dùng
    có quyền truy cập hạn chế hacker có thể nhảy vọt lên thành nhà quản
    trị. Lỗi này chỉ tồn tại trong thiết bị sử dụng phần mềm phiên bản
    4.2.173.0.

    Bên cạnh với việc cảnh báo người dùng về các lỗ hổng bảo mật, Cisco
    cũng cho phát hành luôn các bản cập nhật. Người dùng được khuyến cáo
    nên nhanh chóng tải về và cài đặt các bản sửa lỗi cần thiết [You must be registered and logged in to see this link.].


    Theo VnMedia (Networkworld)
    _ Nguồn VietnamLearrning_
    -------------------oOo-------------------
    Quản lý dự án Công nghệ thông tin Banner-IT-%28LY%29731x150

      Hôm nay: 2024-05-08, 00:50