DSO - DIỄN ĐÀN SINH VIÊN ĐÀ LẠT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DIỄN ĐÀN SINH VIÊN ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT


5 posters

    Tách Đà Lạt khỏi Lâm Đồng!

    dodo
    dodo
    Trưởng phòng
    Trưởng phòng


    Tổng số bài gửi : 573
    Cảm ơn : 63

    Tách Đà Lạt khỏi Lâm Đồng! Empty Tách Đà Lạt khỏi Lâm Đồng!

    Bài gửi by dodo 2011-06-26, 19:16

    “Bộ Xây dựng đồng ý với đề nghị lập Đề án mở rộng, thành lập thành phố Đà Lạt trực thuộc Trung ương và thành lập tỉnh Lâm Đồng mới của UBND tỉnh Lâm Đồng”.

    Tách Đà Lạt khỏi Lâm Đồng! Da-lat

    Hồ Xuân Hương, Đà Lạt - Ảnh minh họa: Internet

    Đó là ý kiến của của Bộ Xây dựng tại văn bản do thứ trưởng Trịnh Đình Dũng ký gửi Văn phòng Chính phủ về chủ trương lập Đề án mở rộng và nâng cấp thành phố Đà Lạt thành thành phố trực thuộc Trung ương và thành lập tỉnh Lâm Đồng mới,

    Theo Bộ Xây dựng, thành phố Đà Lạt được xác định là một trong những trung tâm du lịch, đặc biệt là du lịch, nghỉ dưỡng, hội nghị, hội thảo và sinh thái của vùng và cả nước; một trong những trung tâm đào tạo đa ngành, trung tâm nghiên cứu khoa học lớn của cả nước; khu vực sản xuất chế biến rau và hoa chất lượng cao để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu; có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng.

    Tuy nhiên, trong quá trình lập Đề án, UBND tỉnh Lâm Đồng cần lưu ý làm rõ sự cần thiết của sự điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh và thành phố Đà Lạt, đồng thời làm rõ vai trò, chức năng của thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng mới đối với vùng Tây Nguyên và cả nước.

    Theo TTO
    0982
    0982
    Lao công tạp vụ
    Lao công tạp vụ


    Tổng số bài gửi : 7
    Cảm ơn : 3

    Tách Đà Lạt khỏi Lâm Đồng! Empty Re: Tách Đà Lạt khỏi Lâm Đồng!

    Bài gửi by 0982 2011-07-17, 19:19

    eo oi, the la gan tuong duong voi sai gon nhi,
    dalatlover
    dalatlover
    Lao công tạp vụ
    Lao công tạp vụ


    Tổng số bài gửi : 21
    Cảm ơn : 8

    Tách Đà Lạt khỏi Lâm Đồng! Empty Re: Tách Đà Lạt khỏi Lâm Đồng!

    Bài gửi by dalatlover 2011-07-17, 23:32

    Tô ủng hộ Đà Lạt lên Tp TTTƯ vì những lý do sau:

    1/ Đà lạt là thành phố đặc thù có khí hậu mát mẻ quanh năm, có bộ sưu tập kiến trúc Pháp khá nguyên vẹn. Đà lạt là thành phố du lịch nổi tiếng - điều này chắc nhiều người biết mặc dù tiềm năng này còn chưa khai thác được nhiều. Thậm chí còn có những lo ngại là Đà lạt đang mất dần sự hấp dẫn của nó. Sự can thiệp của trung ương sẽ là cần thiết để Đà Lạt có thể phát huy được những tiềm năng đặc thù của thành phố, để Đà lạt sẽ vẫn là thành phố thơ mộng đáng yêu như chúng ta từng biết. Một số ý kiến 'lo ngại' (bỏ trong nháy nháy vì sự lo ngại này có thể vì động cơ khác) rằng việc DL trở thành tp TTTƯ sẽ biến nó thành những thành phố chật chội ngột ngạt thậm chí nhem nhuốc như một số thành phố khác. Tôi cho rằng ý kiến này cũng là xác đáng nhưng thực ra cũng không có gì đáng lo. Các ông TƯ chắc không khờ đến nỗi sẽ biến DL thành một thành phố như thế. Hẳn trong tính toán của các vị đó thì việc đưa DL lên thành phố TTTƯ là nhằm để ngăn chặn hướng phát triển đó, là để ĐL phát triển lên được bằng chính những tiềm năng đặc thù của thành phố này. Nếu trở thành TPTTƯ rồi phát triển ĐL trở thành một thành phố na ná Tp HCM, Hà Nội, Đà nẵng (Nha Trang, Vinh, Thanh Hóa... xin cứ xếp hàng chờ đã) thì đó là cách 'khai tử ĐL' nhanh nhất - Chắc hắn hầu hết chúng ta sẽ phản đối phương án này. Nhưng nếu mục đích chuyển DL thành tp TTTƯ là để bảo vệ Đà lạt, để Đà lạt phát triển dựa trên những ưu thế đặc thù của mình thì đó là điều nên làm, phải làm, và phải làm càng sớm càng tốt.


    2/ Xét về mặt địa chính trị, an ninh quốc phòng thì Đà lạt là một nơi rất an toàn để có thể đặt những bộ máy quan trọng.

    Đà lạt cách xa biên giới phía bắc - nơi luôn có những nguy cơ xung đột với Trung Quốc. Đà lạt ưu thế hơn Sa pa là ở chỗ đó. Chỉ có khờ thì người ta mới đặt một trung tâm lớn nằm trong tầm pháo, tầm tên lửa của láng giềng. Do vậy, lấy Sapa + Lào cai ra để 'phản biện' Đà Lạt là suy nghĩ thiếu chín chắn và do vậy không có sức thuyết phục.

    Đà lạt cách biển (Nha Trang) trên 100km. Vẫn biết Nha trang là của Khánh Hòa và Khánh Hòa thì có Trường Sa và Trường Sa nói riêng và Biển Đông nói chung thì đang ngày một dậy sóng. Nha Trang - Khánh Hòa - Cam Ranh - Trường Sa - nhạy cảm lắm. Trường Sa cần dựa vào Nha Trang - Cam Ranh, và đến lượt Nha Trang - Cam Ranh phải dựa vào Đà lạt vào Ban Mê Thuật. Nếu xung đột xảy ra ở Biển Đông thì các thành phố duyên hải như Nha Trang, Vinh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế (nên nhớ quân Pháp rồi Mỹ đều vào VN qua cửa Đà Nẵng) sẽ là những mục tiêu bị dội missile trước. Như vậy, nếu chỉ chú trọng phát triển các thành phố duyên hải thì đó là kiểu đầu tư bỏ tất trứng vào một sọt là 'trứng để đầu đẳng'. Tây Nguyên nói chung và Đà lạt và BMT nói riêng chính là hậu phương vững chắc cho các tỉnh duyên hải dựa lưng đó. Một hậu phương vững chắc thì không thể thiếu những thành phố phát triển, có đủ sức chi viện cho tiền duyên khi cần thiết. Miễn sao phát triển theo đúng tiềm lực đặc thù của nó, - đừng bắt nó phải xấu xí nhem nhuốc người khác! ĐL và BMT sẽ là những thành phố như thế.

    Đà lạt cách biên giới CPC cũng thế hoặc hơn thế. CPC là cái anh cũng không được đáng tin cậy lắm (Lào chân chất trung thành chung thủy hơn). Tiềm lực kinh tế quân sự của CPC không mạnh, do vậy khoảng cách như vậy có thể nói là rất an toàn cho ĐL. Lính Căm mà vào đựợc đến DL thì coi như mất nước rồi.

    3/ Đà lạt cần phát triển theo hướng dịch vụ, chứ không phát triển theo hướng công nghiệp hóa. Khí hậu mát mẻ quanh năm, thiên nhiên ưu đãi, du lịch sẽ vẫn tiếp tục là một ngành kinh tế lớn của thành phố. Đà lạt hoan nghênh những dịch vụ không khói khác như giáo dục, hành chính, nghiên cứu công nghệ. Đà lạt - một thành phố Đại học (đương nhiên kéo theo là một trung tâm nghiên cưu khoa học) - ý tưởng này đang dần dần trở thành hiện thực.

    Việc Đà lạt được đề nghị lên Tp TTTƯ không khỏi gây nhiều tranh cãi. Điều này là rất tốt. Càng nhiều ý kiến càng tốt. Chỉ mong sao những ý kiến đưa ra là xuất phát từ những tính toán vì lợi ích quốc gia chứ không vì những động cơ vùng miền hay ý đồ gì khác.

    dalatlover
    dalatlover
    Lao công tạp vụ
    Lao công tạp vụ


    Tổng số bài gửi : 21
    Cảm ơn : 8

    Tách Đà Lạt khỏi Lâm Đồng! Empty Re: Tách Đà Lạt khỏi Lâm Đồng!

    Bài gửi by dalatlover 2011-07-17, 23:35

    (Dưới đây là ý kiến của các chuyên gia và quan chức)

    Có rất nhiều ý kiến ủng hộ cũng như không ủng hộ việc tách Đà Lạt.
    Nhiều bạn có lẽ còn thiếu căn cứ và thông tin về Đà Lạt, nên bài này có thể cung cấp một số thông tin thêm cho các bạn chăng?
    Tách Đà Lạt là một chủ trương lớn, người ta phải nghiên cứu kỹ mới quyết định.
    Điều này được thể hiện qua các cuộc họp lấy ý kiến các bộ ngành, và các hội thảo quốc tế về Đà Lạt để lấy ý kiến các chuyên gia về các lĩnh vực.
    Dưới đây ta sẽ xem ý kiến một số chuyên gia và lãnh đạo:

    Hội thảo có các chuyên gia kinh tế, kiến trúc sư, các nhà nghiên cứu khoa học trong nước và các nước Hoa Kỳ, Đức, Hà Lan, Singapore, Malaysia... Hội thảo dành thời gian hai ngày để thảo luận làm rõ giá trị tương lai của Đà Lạt

    Hội thảo quốc tế về công nghệ sinh học ở Đà Lạt
    Tiến sỹ Nguyễn Văn Lạng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ khẳng định: “Đà Lạt là một địa phương đi đầu trong cả nước về ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp và cũng là địa phương tiêu biểu trong nghiên cứu về công nghệ sinh học. Nhiều nông dân cũng đã tự lập Lab nghiên cứu, sản xuất giống cây trồng theo kỹ thuật invitro. Mô hình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học của Đà Lạt là mô hình điểm để nhiều địa phương khác trong cả nước học tập.”

    Một Stanford - nơi gặp gỡ giữa triệu phú và sinh viên
    Giáo sư Tay Kheng Soon (Đại học Quốc gia Singapore - NUS) biểu tỏ cảm giác hân hoan của ông lần đầu đến Đà Lạt: “Quí vị biết không, tôi đi dự hội nghị nào cũng đều thấy người ta trưng hoa giả. Thế mà đến đây tôi thấy khắp nơi đều là hoa thật. Quí vị có thấy đó là điều độc đáo của Đà Lạt không?”. Thế rồi thay vì chiếu cho hội thảo xem những hình ảnh đô thị nước ngoài, giáo sư giới thiệu ngay những bức ảnh mà ông mới chụp về các đồi thông, phố chợ, vườn hoa của Đà Lạt, với lời trầm trồ: “Đẹp lắm, không khí trong lành lắm, người dân dễ thương lắm! Đó chính là quality of life (chất lượng cuộc sống)! Và chính “thành phố học” đó sẽ tạo ra tiền bằng dịch vụ chứ không phải bằng sản xuất! Ở đâu cũng có trường học, ngay cạnh trường đại học là nhà trẻ, là trường phổ thông. Đi đâu cũng gặp giáo sư, cũng gặp học trò. Hãy tạo ra một không gian vô tận cho học hỏi. Đó chính là hình ảnh trung tâm của Đà Lạt!”.


    Giáo sư Heng Chye Kiang (NUS) cho biết: “ 40% thu nhập của thành phố Boston là do các đại học ở đây tạo ra. Xây dựng thành công một đại học ở Trung Quốc tạo ra được 55.000 việc làm. Vậy thì Đà Lạt không những có điều kiện tự nhiên ưu đãi, có tên tuổi một thời mà còn có động lực kinh tế rất rõ ràng để trở thành một university city!”

    Tiến sĩ Thái Quang Trung (Hans Seidel Foundation, Đức) đề nghị: “tất cả các trường đại học chuyên về môi trường, sinh thái, bảo tồn thiên nhiên ở Hà Nội hay Đà Nẵng, TP.HCM nên “dọn lên” Đà Lạt. Vì xem ra ở VN chỉ có Đà Lạt mới hội đủ yếu tố thiên nhiên, khí hậu và con người làm cơ sở phát triển việc nghiên cứu và đào tạo các khoa học phát triển bền vững. Lĩnh vực khoa học phát triển bền vững bao gồm các ngành nhân văn, nông lâm, y học, du lịch. Và Đà Lạt rất xứng đáng và rất cần trở thành “thủ đô đại học” của các ngành khoa học độc đáo này!”

    Một “thung lũng sinh học” và rồi những tiếng chuông...
    Tiến sĩ Peter McLoughlin đến từ thung lũng sinh học Waterford (Ireland) “ Đà Lạt, tuổi đời đã 100 năm nhưng vẫn trẻ trung, có sẵn nguồn vốn thiên nhiên và nhân văn. Đà Lạt “sang” lắm, chỉ cần thu hút những ngành công nghiệp sạch và đắt tiền! Waterford mất 20 năm để thành một thung lũng sinh học nổi tiếng ở châu Âu. Tôi tin rằng Đà Lạt muốn trở thành Waterford cũng chỉ mất một khoảng thời gian như vậy, thậm chí sẽ nhanh hơn. Phải nghĩ lớn thế đi. Chúng ta hoàn toàn có cơ hội để làm. Phải định vị Đà Lạt cũng như VN ở đẳng cấp quốc tế chứ không chỉ loay hoay trong nước không thôi!”

    Tara Kimbrell Cole (Công ty tư vấn Synovations, Mỹ) đưa ra lời cảnh báo: “Đừng nghĩ rằng chỉ có các công ty đa quốc gia (MNC) mới làm được những dự án như vậy. Các bạn phải là các đối tác cùng phát triển dự án. Đừng mong các MNC bỏ vốn một mình và cũng đừng mong MNC sẽ đem đến tất cả những gì mình mong muốn”

    Doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ cho rằng: “một sự nghiệp lớn như thế rất cần một tầm nhìn thống nhất giữa trung ương với địa phương, cần một sự đồng thuận rộng rãi trong xã hội. Nếu “đánh thức” được tiềm năng của Đà Lạt thì càng có thêm niềm tin “đánh thức” nhiều tiềm năng, vị thế khác của VN trên trường quốc tế.”

    Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng: “nên để Đà Lạt tách khỏi tỉnh Lâm Đồng, trở lại là thành phố trực thuộc trung ương như qui chế trước đây.
    Với một vị thế hành chính mới, Đà Lạt có đủ quyền hạn hơn, tầm nhìn rộng lớn hơn để đóng góp nhiều hơn cho Tây nguyên và cả nước.”


    Tại hội thảo “Quĩ kiến trúc đô thị hiện hữu của Đà Lạt” Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã đề xuất: “Phải nghiên cứu, đánh giá lại giá trị những vùng khác ngoài Đà Lạt hiện nay thuộc cao nguyên Lang Bian như huyện Lạc Dương, và lân cận cao nguyên này như huyện Đơn Dương, Đức Trọng để mở rộng Đà Lạt, tạo nên những “Đà Lạt” mới vì chắc chắn tài nguyên khí hậu, sinh thái, đất đai... ở đó tuyệt vời không kém để tạo nên những đô thị phong cảnh, du lịch, nghỉ dưỡng ngang bằng (cao độ chỉ chênh nhau vài trăm mét) hoặc gần bằng Đà Lạt do người Pháp lập nên”

    Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt từng nói: “tôi lên Đà Lạt vì xót xa muốn cứu lấy đô thị - di sản này. Chúng ta không kịp làm gì cho Hạ Long nữa thì hãy cố gắng hết sức cứu lấy Đà Lạt”

    KTS Nguyễn Luận (Hội KTS VN) nhìn vào thực trạng kiến trúc hiện nay của Đà Lạt, kêu gọi: "Tài nguyên thiên nhiên của một đô thị không nhiều và ngày càng cạn kiệt. Nhất thiết phải có giới hạn phát triển nào đó để thành phố này phát triển bền vững. Nếu tầm nhìn quy hoạch phát triển Đà Lạt đến những năm 2030 không xác định được ngưỡng này thì Đà Lạt sẽ không còn là Đà Lạt như ta hằng biết, hằng say đắm"


    Các KTS Phạm Tứ, Vũ Việt Anh và Phạm Thúy Ái (ĐH Kiến trúc TP.HCM) khẳng định: “Chỉ khi Đà Lạt và rừng là một thì TP Đà Lạt mới thật sự tìm đúng con đường phát triển của mình, bởi nó là một đô thị du lịch được sinh ra từ rừng và luôn cần phải phát triển hài hòa với tự nhiên. nếu không làm được như vậy là đồng nghĩa với phát triển lệch hướng, sẽ đưa đến hậu quả xấu: không thể phát triển được, đi đến bế tắc, lụi tàn, mất cơ hội”

    KTS Khương Văn Mười (phó chủ tịch Hội KTS VN) và KTS Hoàng Thanh Thủy (ĐH Kiến trúc TP.HCM) chỉ rõ: “thực chất của quy hoạch đô thị cho Đà Lạt là giải pháp quy hoạch theo kiến trúc cảnh quan tự nhiên đặc trưng, nghĩa là các đỉnh đồi, sườn đồi, thung lũng phải được tôn trọng.”

    KTS Lưu Đức Hải (cục trưởng Cục Phát triển đô thị - Bộ Xây dựng) nêu chính kiến: “Tiếp tục phát triển các công trình đô thị tại Đà Lạt là việc tất yếu, trong đó có phát triển công trình cao tầng nhưng phải hạn chế tối đa phát triển nhà cao tầng (trên năm tầng) để bảo tồn cảnh quan đô thị”

    Các chuyên gia tại hội thảo "Tầm nhìn cho Đà Lạt hướng đến một đô thị hiện đại có bản sắc" đề nghị: “hạn chế tối đa về tầng cao (chỉ nên đến ba tầng), chỉ trích quyết liệt phát triển loại nhà ở dạng phố (phân lô) và thứ kiến trúc xa lạ với thiên nhiên Đà Lạt: mặt tiền bọc kính hoặc các vật liệu kim loại. Đà Lạt không thể cứ "ăn mãi vào thiên nhiên", phải biết dựa vào cái "trời cho" ấy để làm gia tăng giá trị cho Đà Lạt theo hướng chất lượng cao. Đó là hướng đến xây dựng Đà Lạt trở thành "thành phố đại học", "thung lũng Silicon", trung tâm nghiên cứu - sản xuất giống rau, hoa, trung tâm hội nghị - hội thảo quốc tế, trung tâm nghỉ dưỡng, trung tâm giải trí hàng đầu của VN và khu vực... Đà Lạt phải đi tới và hiện đại lên, nhưng phải trân trọng những di sản (quy hoạch, kiến trúc...) của người Pháp để lại.”


    Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh: “trách nhiệm to lớn cho Đảng bộ và nhân dân thành phố Đà Lạt trong việc xây dựng và phát triển thành phố Đà Lạt thành trung tâm kinh tế, văn hóa, du lịch có chất lượng hàng đầu không những của cả nước mà còn của cả khu vực và thế giới. đặc biệt về du lịch, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao để xây dựng TP.Đà Lạt, một đô thị miền núi có vai trò cốt yếu về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ trở thành đô thị có vị trí quan trọng trong chuỗi đô thị toàn quốc.”


    Các chuyên gia tư vấn quy hoạch và các nhà nghiên cứu đã đề xuất phát triển Đà Lạt trở thành một "thung lũng sinh học".
    Bà Tara Kimbrell Cole - Giám đốc Công ty Tư vấn chiến lược Synovations của Singapore - đề xuất: “Chỉ có sáng tạo cùng những mô hình kinh doanh mới, có tính cạnh tranh độc đáo riêng cho Đà Lạt mới tạo nét độc đáo của một “thành phố đại học”, “trung tâm dưỡng sinh” cho ngành du lịch, công nghệ sinh học, kết hợp hài hòa với văn hóa địa phương… Điều này không chỉ sẽ đưa Đà Lạt mà cả Việt Nam vượt qua các nước trong khu vực”.

    GS-TS-KTS Hoàng Đạo Kính, Phó chủ tịch Thường trực Hội kiến trúc sư Việt Nam, người có nhiều tâm huyết với kiến trúc đô thị Việt Nam nói chung và Đà Lạt nói riêng
    - Xin ông cho một nhận xét về kiến trúc đô thị Đà Lạt?


    Theo tôi, quỹ vật chất của các đô thi Việt Nam không lớn lắm, Hà Nội là đô thị cổ, nhưng quỹ vật chất có độ tuổi dưới 300 năm. Chỉ có Huế và Đà Lạt là hai thành phố có thể xem là những Đô thị - di sản. Huế còn giữ được nét đặc trưng kiến trúc của một đô thị Việt thời phong kiến. Đà Lạt tuy là thành phố trẻ, song là thành phố nghỉ dưỡng duy nhất trong các đô thị Việt Nam có một “cơ thể” kiến trúc trọn vẹn và diện mạo kiến trúc Pháp.
    - Vâng, đó là mặt giá trị, thế những yếu kém trong qúa trình phát triển đô thị nhanh chóng hiện nay?
    Những năm qua, các đô thị Việt Nam phát triển quá nhanh, quá mạnh trong khi “cơ thể” đô thị hiện hữu quá yếu kém. Đà Lạt trong quá trình phát triển cũng không tránh khỏi sự vội vã trong “ứng xử” với kiến trúc, đây đó có vấn đề sơ xuất, cần phải rút kinh nghiệm. Chẳng hạn Đài PTTH có qui mô quá lớn và kiến trúc khá xa lạ, đã góp phần phá vỡ sự thống nhất của không gian kiến trúc vốn có, tạo ra những thách thức không nên có đối với cơ thể đô thị nhuần nhị của Đà Lạt; một công viên Yersin kiến trúc bị phân tán, vụn vặt và vật liệu xây dựng quá sơ sài…
    - Lý do nào Hội KTSVN chọn Đà Lạt mở Hội nghị? Việc đánh gía quỹ kiến trúc đô thị hiện hữu của Đà Lạt nhằm mục đích gì ?
    Chúng tôi đã đến hầu hết các đô thị ở VN, rất nhiều đô thị khác trên thế giới nhận thấy Huế và Đà Lạt là hai thành phố rất đặc sắc, còn giữ được nét riêng về mặt kiến trúc cảnh quan đô thị. Đà Lạt là thành phố có “ngày sinh tháng đẻ”, xây dựng theo chủ trương qui hoạch và đến nay vẫn phát triển theo qui hoạch. Nghiên cứu quỹ kiến trúc đô thị hiện hữu của Đà Lạt là để giúp điều tiết, điều chỉnh qui hoạch xây dựng đô thị Đà Lạt trong thời gian tới sao cho phù hợp, để gìn giữ nét riêng độc đáo cho đô thị Đà Lạt. Mặt khác Hội nghị tạo nền tảng cho phương pháp luận nhằm xác nhận gía trị của các thành phần cấu thành kiến trúc đô thị Đà Lạt.
    - Theo ông Đà Lạt phải làm gì để giữ mãi được nét riêng kiến trúc độc đáo của mình?
    Con đường tốt nhất cho kiến trúc Đà Lạt là phát triển tiếp nối trên cơ sở những gì đã và đang có. Đà Lạt không thể là thành phố bình thường như bao đô thị khác, cho nên trong quá trình phát triển cần sự “cân bằng” đô thị. Tôi nghĩ, Chính phủ nên ban hành những qui chế riêng cho việc cải tạo và phát triển Đà Lạt. Phải biết duy trì và kế thừa gì; phải kết hợp được nét kiến trúc bản sắc và kiến trúc hiện đại. Đơn cử hồ Xuân Hương giữa lòng thành phố sau 110 năm vẫn sạch và không bị bao vây bởi các công trình khác là điểm nhấn đô thị đặc biệt , rất hiếm hoi trên thế giới.Chúng tôi nghĩ sau Huế , Đà Lạt xứng đáng và cần sớm được xếp vào đô thị di sản.

    Trên đây là một số ý kiến của một số chuyên gia và các lãnh đạo v.v..
    Hầu hết những ai nghiên cứu, tìm hiểu về Đà Lạt đều thấy rằng đây là một thành phố hết sức đặc biệt.
    Cũng như Huế, Đà Lạt Trực thuộc Trung ương không phải như các thành phố khác là về công nghiệp, kinh tế, dân số… Mà vì tính “đặc thù rất riêng, có 1 không 2 của nó”. Đặc thù rất riêng của Đà Lạt đó chính là khí hậu, là bảo tàn kiến trúc, là cảnh quan thiên nhiên, là những ngành công nghiệp không khói, là nông nghiệp công nghệ cao hàng đầu cả nước v.v..
    Ý kiến đưa Đà Lạt trở lại trực thuộc trung ương không chỉ là ý kiến của UBND tỉnh mà còn là ý kiến của nhiều chuyên gia, các nhà khoa học khác.
    Trong chương trình khung của Bộ Xây Dựng (Huế, Đà Lạt, Buôn Ma Thuột) sẽ là 3 thành phố trực thuộc trumg ương trong tương lai. Và tất cả đều có lý do của nó, nếu không sẽ không thuyết phục được Chính phủ cũng như Quốc Hội.
    Cần lưu ý Đà Lạt và Huế là hai thành phố có những nét đặc thù hết sức riêng của Việt Nam vì vậy việc trực thuộc trung ương của hai trường hợp này hoàn toàn khác so với những trường hợp khác, không thể đem ra so sánh về kinh tế, dân số… như những thành phố khác được.
    hanhktk32b
    hanhktk32b
    Nhân viên văn phòng
    Nhân viên văn phòng


    Giới tính : Nam
    Tổng số bài gửi : 205
    Tuổi : 33
    Cảm ơn : 30

    Tách Đà Lạt khỏi Lâm Đồng! Empty Re: Tách Đà Lạt khỏi Lâm Đồng!

    Bài gửi by hanhktk32b 2011-07-26, 19:27

    Dalatover post ghê quá.Đọc không nổi. ủng hộ Đà Lạt là TP trực thuộc TW. Đáng lẽ phải làm lâu rồi.
    pingu
    pingu
    Lao công tạp vụ
    Lao công tạp vụ


    Tổng số bài gửi : 17
    Cảm ơn : 13

    Tách Đà Lạt khỏi Lâm Đồng! Empty Re: Tách Đà Lạt khỏi Lâm Đồng!

    Bài gửi by pingu 2011-07-29, 08:56

    Tớ cũng ủng hộ 100% luôn, mặc dù tớ không phải người Đà Lạt. Khi nào ĐL trở thành tp TTTW thì tớ sẽ xung phong nhập hộ khẩu!

    pingu
    pingu
    Lao công tạp vụ
    Lao công tạp vụ


    Tổng số bài gửi : 17
    Cảm ơn : 13

    Tách Đà Lạt khỏi Lâm Đồng! Empty Re: Tách Đà Lạt khỏi Lâm Đồng!

    Bài gửi by pingu 2011-07-30, 16:10



    Nguồn: Dalathoa

    [You must be registered and logged in to see this link.]

    --------------------------------------------------------------0000

    Đà Lạt: Xây "Vạn Lý Trường Thành" trong khu du lịch?

    [You must be registered and logged in to see this link.]

    Tác giả: TRẦN TRUNG SƠN

    Liệu có phải đây là "hội chứng" do xem qúa nhiều phim ảnh Trung Quốc, nên người ta "a dua" một cách mù quáng không... Nhưng những nhà quản lý chính quyền, quản lý văn hóa du lịch ở Đà Lạt, chả lẽ cũng lại ngây thơ đến nỗi cũng "nhiễm bệnh" như thế?

    "Vạn Lý Trường Thành Đà Lạt"?

    Một người bạn của tôi khi đến Khu du lịch Đồi Mộng Mơ (Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng) đã vội vàng gọi điện thông báo cho tôi một tin thật sửng sốt: Trong khu du lịch Đồi Mộng Mơ người ta xây hẳn một đoạn Vạn Lý Trường Thành dài mấy trăm mét làm "điểm nhấn"(?). Có cả một đội quân tượng về lính của Tần Thủy Hoàng ở đó nữa.

    Nghe xong, tôi thấy bàng hoàng, bán tín bán nghi và quyết trực tiếp đến "hiện trường" để xác minh sự thật.

    Đến khu du lịch Đồi Mộng Mơ nổi tiếng của Đà Lạt, tôi thật sự bất ngờ với khung cảnh và những gì người ta xây dựng nơi đây. Điều đầu tiền đập vào mắt khiến tôi bắt đầu tin lời anh bạn thông báo: Tấm bảng ngay cổng vào liệt kê các hạng mục tham quan trong khu du lịch, trong đó dòng thứ ba từ trên xuống ghi rõ ràng: Vạn Lý Trường Thành.

    Đi sâu vào phía sau khu du lịch, tham quan qua một vài hạng mục đại loại như cây Vĩnh hằng, nhà cổ, bàn xoay, vườn thú lạ... thì đến một lối đi được xây dựng chắc chắn bằng bậc tam cấp, hai bên được xây thành cao theo đúng "bản sao" Vạn Lý Trường Thành.

    Tường thành này là công trình xây dựng đồ sộ nhất. Nhìn sơ cũng có thể thấy ý đồ của những nhà quản lý khu du lịch là muốn xây dựng "tường thành" này làm "điểm nhấn" cho toàn bộ khu du lịch.

    "Vạn Lý Trường Thành Đà Lạt" được xây dựng khá dài, khoảng 300m, uốn lượn, vắt vẻo từ ngọn đồi bên này, sang đến ngọn đồi bên kia của toàn khu. Ở hai đầu "trường thành" cũng được xây dựng cổng thành hẳn hoi, có hình vuông, mỗi bề khoảng 3m, cao hơn tường thành. Bên trên cổng thành còn có hai tượng lính kiểu cổ xưa của Trung Quốc đứng canh thành với giáo mác trong tay.

    ......

    -----------------------------------------------------

    Bob:

    Tác giả này biết một mà không biết hai. Anh ta có biết rằng chính Trung Quốc cũng xây một công viên với những kỳ quan (mini) của thế giới như tháp Eiffel, Kim Tự Tháp, Ạngkor Vat, Taj Mahah,... Chùa Cột Cột. Vậy Trung Quốc có vong bản không? Và thử hỏi nếu ở Đồi Mộng Mơ không phải là Vạn Lý trường thành mà là Kim tự Tháp, Tháp Eiffel, ... thì liệu anh ta có viết bài kia không?

    Vẫn biết rằng khi tình hình biển Đông trở nên phức tạp thì tinh thần bài Trung Quốc của người Việt tăng lên. Tuy nhiên, nếu vì ghét cách cư xử của chính quyền Trung Quốc rồi ghét luôn cả nền văn hóa/văn minh Trung Quốc thì đó vẫn là lối tư duy ếch nằm đáy giếng ít học thôi. Không biết Đà Lạt 'vong bản' hay chính bản thân anh cu này vong bản????

    Stupid! Stupid! Tinh thần dân tộc cực đoan nhiều khi làm con người ta trở nên mù quáng ngu xuẩn.
    hanhktk32b
    hanhktk32b
    Nhân viên văn phòng
    Nhân viên văn phòng


    Giới tính : Nam
    Tổng số bài gửi : 205
    Tuổi : 33
    Cảm ơn : 30

    Tách Đà Lạt khỏi Lâm Đồng! Empty Re: Tách Đà Lạt khỏi Lâm Đồng!

    Bài gửi by hanhktk32b 2011-08-16, 18:23

    pingu đã viết:Tớ cũng ủng hộ 100% luôn, mặc dù tớ không phải người Đà Lạt. Khi nào ĐL trở thành tp TTTW thì tớ sẽ xung phong nhập hộ khẩu!


    Haha! Vote pingu. Nhà nước đang có tinh thần hoà hợp dân tộc. Trong vấn đề này chắc không phải hoà hợp rồi . Tách Đà Lạt khỏi Lâm Đồng! 177587

    Sponsored content


    Tách Đà Lạt khỏi Lâm Đồng! Empty Re: Tách Đà Lạt khỏi Lâm Đồng!

    Bài gửi by Sponsored content


      Hôm nay: 2024-05-11, 16:33