DSO - DIỄN ĐÀN SINH VIÊN ĐÀ LẠT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DIỄN ĐÀN SINH VIÊN ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT


    Công bố 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam

    Admin
    Admin
    Quản trị viên
    Quản trị viên


    Giới tính : Nam
    Tổng số bài gửi : 1422
    Cảm ơn : 207

    Công bố 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam Empty Công bố 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam

    Bài gửi by Admin 2009-01-01, 17:22

    Công bố bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
    16:18' 15/11/2007 (GMT+7)

    Ngày 15/11/2007, Báo điện tử VietNamNet kết hợp với Công ty Cổ phần
    Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) lần đầu tiên công bố bảng
    xếp hạng Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam về doanh thu (VNR500)
    theo mô hình của Fortune 500.



    Công bố 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam Images1450678_DSCF2586

    Đây là
    kết quả nghiên cứu đánh giá xếp hạng độc lập của Vietnam Report, được
    sự cố vấn của nhóm chuyên gia trong và ngoài nước, đứng đầu là GS. John
    Quelch, Phó Hiệu trưởng Harvard Business School.

    Đơn vị tổ chức
    mong muốn sẽ duy trì một bảng xếp hạng doanh nghiệp có uy tín của Việt
    Nam theo chuẩn mực quốc tế. Hàng năm, thông qua số liệu điều tra về
    doanh nghiệp trên toàn quốc của Tổng cục Thống kê như: Tổng tài sản,
    doanh thu, lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng, số lao động… kết hợp với điều
    tra của Vietnam Report và số liệu cung cấp từ các doanh nghiệp, các
    doanh nghiệp Việt Nam sẽ được đánh giá, xếp hạng thông qua các tiêu chí
    được công bố công khai, đảm bảo tính khoa học, khách quan và độc lập.
    Vì vậy, doanh nghiệp không phải nộp bất cứ khoản phí nào để được lọt
    vào bảng xếp hạng cũng như không thể có tác động nhằm thay đổi kết quả
    nghiên cứu xếp hạng ngoài việc sẵn sàng công khai, minh bạch thực lực
    của doanh nghiệp mình.

    Mục đích của việc xây dựng bảng xếp hạng VNR500 nhằm:

    Phát
    triển VNR500 - bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam -
    trở thành biểu tượng có uy tín quốc gia và quốc tế. Xây dựng câu lạc bộ
    VNR500 trở thành câu lạc bộ của những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam,
    là cầu nối đưa doanh nghiệp Việt, thương hiệu Việt vươn ra thị trường
    quốc tế, xứng đáng với vị trí đẳng cấp mà các doanh nghiệp đạt được.
    Đồng thời, khuyến khích động viên các doanh nghiệp Việt Nam tham gia
    xây dựng những chuẩn mực trong quản trị kinh doanh, các cam kết đóng
    góp cho sự phát triển kinh tế xã hội và cộng đồng
    ”.

    Năm
    2007, bảng xếp hạng VNR500 được xây dựng dựa trên cơ sở dữ liệu của
    Vietnam Report và kết quả nghiên cứu số liệu điều tra mới nhất về tất
    cả các doanh nghiệp trên toàn quốc của Tổng cục Thống kê năm 2007 (số
    liệu điều tra được cập nhật đến hết ngày 31/12/2006). Thứ hạng doanh
    nghiệp sẽ được sắp xếp dựa trên tiêu chí doanh thu năm 2006. Ngoài ra,
    dựa trên danh sách công bố, độc giả có thể tham khảo thứ hạng các doanh
    nghiệp được sắp xếp theo các tiêu chí khác như: Top doanh nghiệp có lợi
    nhuận cao nhất, top doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao nhất, top
    doanh nghiệp có số lao động lớn nhất, top doanh nghiệp có tổng tài sản
    lớn nhất…, hoặc top doanh nghiệp có thứ hạng sắp xếp theo mô hình
    Forbes 500 (trung bình 5 tiêu chí: Doanh thu, lợi nhuận, tài sản, tốc
    độ tăng trưởng, số lao động). Thông tin chi tiết và danh sách được đăng
    tại website:
    [You must be registered and logged in to see this link.]


    Công bố 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam Images1450680_DSCF2592

    Kết quả nghiên cứu của Vietnam Report sẽ được công bố theo hai danh sách xếp hạng như sau:

    Danh
    sách 1: Bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam về doanh
    thu (không phân biệt nhà nước, nước ngoài, tư nhân). Theo công bố của
    Vietnam Report, các doanh nghiệp nằm trong danh sách này đủ điều kiện
    để có thể tham gia câu lạc bộ 500 tỷ về doanh thu.


    Thứ hạngTên doanh nghiệp

    1

    Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Việt Xô (Vietsopetro)

    2

    Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam

    3

    Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank)

    4

    Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT)

    5

    Công ty Xăng dầu Khu vực II

    6

    Hualon Corporation Viet Nam

    7

    Công ty Cổ phần Dầu khí Việt Nhật

    8

    Công ty Xăng dầu B12 Quảng Ninh

    9

    Ngân hàng Công thương Việt Nam (Incombank)

    10

    Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)
    Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí
    Vietsopetro được xếp hạng là doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam trong danh
    sách này. Các vị trí tiếp theo trong 10 doanh nghiệp hàng đầu thuộc về
    Văn phòng Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông
    Việt Nam (VNPT)… Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.

    Danh sách 2:
    Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam về doanh thu.
    Tiêu chí lựa chọn các doanh nghiệp tư nhân được Vietnam Report sử dụng
    là các doanh nghiệp có vốn sở hữu tư nhân lớn hơn hoặc bằng 70%. Các
    chuyên gia của Vietnam Report cho biết, các doanh nghiệp nằm trong danh
    sách này đủ điều kiện để có thể tham gia câu lạc bộ 200 tỷ về doanh
    thu.


    Thứ hạngTên doanh nghiệp

    1

    Công ty CP Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT

    2

    Công ty TNHH Thương mại & Sản xuất Thép Việt

    3

    Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB)

    4

    Công ty TNHH Thép Pomina

    5

    Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh (Saigon-Coop)

    6

    Trung tâm Dịch vụ Thương nghiệp và Xây lắp

    7

    Công ty Cổ phần Dược liệu TW2

    8

    Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB)

    9

    Công ty Cổ phần TM Thái Hưng

    10

    Công ty TNHH Cán Thép Tam Điệp


    Được sửa bởi Admin ngày 2009-01-01, 17:27; sửa lần 1.
    Admin
    Admin
    Quản trị viên
    Quản trị viên


    Giới tính : Nam
    Tổng số bài gửi : 1422
    Cảm ơn : 207

    Công bố 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam Empty Re: Công bố 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam

    Bài gửi by Admin 2009-01-01, 17:22

    Trong bảng xếp hạng này, FPT được
    xếp hạng là doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Các vị trí tiếp theo trong
    10 doanh nghiệp hàng đầu thuộc về Công ty Thương mại & Sản xuất
    Thép Việt, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam, Thép Pomina, Sai Gon-Coop…
    Công ty Cán Thép Tam Điệp.

    Qua nghiên cứu phân tích bảng xếp hạng VNR500, nhóm chuyên gia đưa ra một số nhận định ban đầu như sau:

    1.
    Nền kinh tế Việt Nam đang bị chi phối mạnh bởi khu vực Nhà nước. Có tới
    270 trên 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước
    trong danh sách 1. Ngành nghề tập trung chủ yếu là các doanh nghiệp
    khai thác kinh doanh tài nguyên khoáng sản như: dầu khí, than và các
    ngành kinh tế nhà nước nắm thế độc quyền như: Hàng không, ngân hàng,
    tài chính, viễn thông, điện lực…

    2. Nền kinh tế Việt Nam đang
    hội nhập mạnh và gắn kết với nền kinh tế thế giới được thể hiện ở sự
    góp mặt của 140 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong danh sách
    Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Hơn nữa, chúng tôi nhận thấy,
    phần lớn các doanh nghiệp nước ngoài trong bảng xếp hạng thuộc lĩnh vực
    chế tạo và sản xuất, lĩnh vực đòi hỏi tính cạnh tranh cao về công nghệ,
    vốn và trình độ quản lý. Qua đây cũng phản ánh phần nào khả năng cạnh
    tranh yếu của các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập.

    3.
    Khối doanh nghiệp tư nhân mặc dù có những bước phát triển đáng khích
    lệ, song vẫn chưa đủ mạnh, thể hiện ở sự góp mặt của 90 doanh nghiệp
    trong danh sách 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Tuy nhiên các doanh
    nghiệp tư nhân của Việt Nam đã thể hiện tính năng động và hiệu quả ở
    việc có rất nhiều doanh nghiệp nằm trong bảng xếp hạng thuộc về nhóm
    ngành chế tạo và sản xuất, lĩnh vực có tính cạnh tranh cao trong môi
    trường cạnh tranh toàn cầu.

    4. Xét về vị trí địa lý: Theo kết
    quả công bố VNR500, các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam hiện nay chủ yếu
    tập trung tại hai trung tâm kinh tế lớn là Thành phố Hồ Chí Minh (chiếm
    32%), Hà Nội (chiếm 24%).

    5. Với kết quả xếp hạng nói trên, có
    thể thấy doanh thu của các doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam cũng chỉ gần
    tương đương doanh thu của các doanh nghiệp nằm trong 10 doanh nghiệp
    cuối bảng xếp hạng của Fortune 500 (2006). Điều này thể hiện ở những số
    liệu so sánh dưới đây:



    (Tỷ giá: 1 USD = 16.000 VND)


    VNR500FORTUNE 500 (2006)
    Nhóm thứ hạngDoanh thu trung bình (tỷ USD)Nhóm thứ hạngDoanh thu trung bình (tỷ USD)
    Top 10 doanh nghiệp đứng đầu danh sách 12.1Top 10 doanh nghiệp đứng đầu186.98
    10 doanh nghiệp cuối bảng xếp hạng danh sách 10.04210 doanh nghiệp cuối bảng xếp hạng3.98


    (Nguồn: Theo tính toán của Vietnam Report và Fortune 500)
    Qua đây, chúng tôi nhận thấy điều
    quan trọng đối với các doanh nghiệp Việt Nam muốn vươn lên tầm quốc tế
    không phải ở doanh thu lớn mà mấu chốt cho sự phát triển là khả năng
    cạnh tranh, đổi mới công nghệ, hiệu quả trong quản lý kinh doanh, quảng
    bá xây dựng thương hiệu.

    6. Qua đánh giá hiện trạng cơ sở dữ
    liệu hiện nay cũng như tình hình thực tế các doanh nghiệp, chúng tôi
    cho rằng mô hình đánh giá đơn giản và hiệu quả của Fortune 500 là phù
    hợp với điều kiện của Việt Nam.

    Mặc dù sẽ không tránh khỏi các
    sai sót trong việc điều tra thu thập số liệu thống kê, tuy nhiên với
    mong muốn xây dựng một bức tranh tổng thể phản ánh hiện trạng sức mạnh
    của các doanh nghiệp Việt Nam, chúng tôi hy vọng trong thời gian tới,
    ngành xếp hạng Việt Nam sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ nhằm theo
    kịp xu thế phát triển của thời đại. Trong đó yếu tố quyết định không
    thể thiếu đó chính là sự ủng hộ từ cộng đồng các doanh nghiệp, từ cơ
    quan quản lý nhà nước và từ công chúng trong việc quản lý, giám sát,
    công khai minh bạch trong hoạt động xếp hạng.

      Hôm nay: 2024-04-19, 19:44