DSO - DIỄN ĐÀN SINH VIÊN ĐÀ LẠT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DIỄN ĐÀN SINH VIÊN ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT


    DỰ ÁN QUY HOẠCH CẢNG BIỂN MỸ THUỶ, HƯỚNG MỞ ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI

    anhday
    anhday
    Trợ lý giám đốc
    Trợ lý giám đốc


    Giới tính : Nam
    Tổng số bài gửi : 1298
    Tuổi : 38
    Cảm ơn : 33

    DỰ ÁN QUY HOẠCH CẢNG BIỂN MỸ THUỶ, HƯỚNG MỞ ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI Empty DỰ ÁN QUY HOẠCH CẢNG BIỂN MỸ THUỶ, HƯỚNG MỞ ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI

    Bài gửi by anhday 2008-12-30, 19:29

    Năm 2008, từ đề xuất của tỉnh Quảng Trị về việc đầu tư xây dựng cảng biển Mỹ Thuỷ và khu kinh tế Đông Nam của tỉnh đã được Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng đồng ý (tại Thông báo số 272/TB-VPCP ngày 24/9/2008) cho bổ sung vào quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam. Mới đây (19/12/2009), UBND tỉnh đã họp thông qua dự án Quy hoạch cảng biển Mỹ Thuỷ do Công ty cổ phần tư vấn xây dựng công trình hàng hải báo cáo. Đây là một trong những sự kiện nổi bật trong hướng phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, chiến lược phát triển kinh tế biển của Nhà nước; phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đảm bảo được tính ổn định trong xây dựng và phát triển lâu dài.
    Theo dự án, vị trí quy hoạch cảng biển Mỹ Thuỷ thuộc địa bàn 2 xã Hải An, Hải Khê, huyện Hải Lăng, nằm trong nhóm cảng biển Trung Trung Bộ (nhóm 3). Phạm vi phục vụ trong tỉnh, các tỉnh Trung Trung Bộ, cả nước và các nước nằm trên hành lang kinh tế Đông - Tây gồm Việt Nam, Lào, Thái Lan và Myanmar. Phương án được chọn là cảng đào sâu vào trong đất liền với diện tích khoảng 1.000 ha, tổng kinh phí đầu tư khoảng 20.000 tỷ đồng. Theo quy hoạch, giao thông đến cảng Mỹ Thuỷ trước mắt chủ yếu bằng đường bộ, đầu tư tuyến đường xây dựng mới từ Quốc lộ 1A về cảng dài 14 km. Tương lại sẽ xây dựng mới đường sắt từ đường sắt Bắc - Nam về cảng Mỹ Thuỷ và từ ga Diên Sanh - Lao Bảo nối với đường sắt qua Lào. Ngoài giao thông phục vụ cảng còn có tuyến đường dọc bờ biển chạy hướng Bắc - Nam theo quy hoạch của Chính phủ.
    Từ dự án này, có thể hình dung phần nào Mỹ Thuỷ sau này. Tại đây, trên tổng diện tích 932 km2, sẽ hình thành một khu kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó trọng tâm là dịch vụ cảng biển, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển, công nghiệp vật liệu xây dựng gắn với lợi thế tài nguyên và nguồn nguyên liệu như cát trắng hàm lượng silicat rất cao và trữ lượng hàng trăm triệu mét khối có sẵn trong vùng, công nghiệp dựa trên tiềm năng khí đốt mới được xác định là có trữ lượng lớn trên vùng biển Quảng Trị và các ngành công nghiệp khác gắn với việc khai thác cảng biển, trong đó riêng khu vực dành cho cảng nước sâu sẽ rộng khoảng 60 km2.
    Tại đây, có nhiều điều kiện thuận lợi để hình thành và phát triển một cảng đào có quy mô với độ sâu đến 13 mét có thể tiếp nhận các tàu tải trọng đến 40.000 DWT; công suất cảng không hạn chế, thực tế chỉ phụ thuộc vào nhu cầu phát triển tại vùng hậu phương của cảng. Với giải pháp cảng đào chỉ chiếm vùng bờ biển dài 1-1,5 km, cho nên phần lớn mặt tiền bờ biển vẫn được khai thác bình thường cho các mục đích khác như phát triển du lịch, đô thị biển. Liền kề vùng mở cửa cảng nước sâu Mỹ Thuỷ có diện tích đất rộng 40-50 km2 bằng phẳng, có cao độ trên 5 mét không bị ngập lụt, có độ che phủ thực vật tốt chống cát bay, địa chất tốt và dân cư hiện rất thưa thớt nên rất phù hợp để xây dựng các công trình kho bãi, công nghiệp và logistic.
    Sau khi tiếp nhận thông tin về dự án xây dựng cảng nước sâu Mỹ Thủy, một tín hiệu vui là có nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp lớn sẵn sàng đầu tư vào đây với các dự án lớn như nhà máy đóng tàu của Vinashin, nhiệt điện của EVN, của các tập đoàn Hồng Kông...Nhiều doanh nghiệp từ Thái Lan, Lào đã phát tín hiệu sẽ chọn Mỹ Thủy làm nơi vận chuyển hàng hóa, bởi cự ly vận chuyển hàng hóa gần hơn ra Ấn Độ Dương, có ưu điểm cận kề với đường 9, tuyến đường xuyên Á của EWEC.
    Với vị trí địa lý và điều kiện thiên nhiên thuận lợi, việc xây dựng cảng biển Mỹ Thuỷ trong tương lai sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của hành lang kinh tế Đông Tây, tạo điều kiện phát triển kinh tế, xã hội cho nước bạn Lào và lợi ích chung của các quốc gia trong khu vực. Đầu tư xây dựng cảng biển Mỹ Thuỷ còn tạo động lực phát triển Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị, tăng sức hấp dẫn với các nhà đầu tư, đáp ứng nhu cầu phát triển các cơ sở kinh tế, công nghiệp trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận của khu vực miền Trung. Mặt khác, đây là cơ hội giải quyết việc làm và tạo thu nhập ổn định cho hàng vạn lao động trực tiếp và gián tiếp trong các ngành dịch vụ hàng hải, góp phần đẩy mạnh xuất nhập khẩu, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế với các nước trên thế giới.
    Việc đầu tư xây dựng cảng biển Mỹ Thuỷ là cơ hội để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh hiện tại và tương lai, rút ngắn khoảng cách về tăng trưởng kinh tế so với cả nước và khu vực. Từ đây tạo ra một tổ hợp cảng biển lớn, nâng cao năng lực thông qua các cảng biển Quảng Trị, một đầu mối giao thông liên hoàn trên trục hành lang kinh tế Đông Tây. Phát huy tiềm năng khai thác kinh tế biển, Quảng Trị sẽ phát triển mở rộng cảng biển, vận tải biển, tạo bước đột phá để dịch chuyển cơ bản nền kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa.


      Hôm nay: 2024-03-29, 07:51