DSO - DIỄN ĐÀN SINH VIÊN ĐÀ LẠT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DIỄN ĐÀN SINH VIÊN ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT


    Quan niệm dân gian về người đẹp Việt Nam

    manhhung_14_11
    manhhung_14_11
    Nhân viên văn phòng
    Nhân viên văn phòng


    Giới tính : Nam
    Tổng số bài gửi : 118
    Tuổi : 34
    Cảm ơn : 6

    Quan niệm dân gian về người đẹp Việt Nam Empty Quan niệm dân gian về người đẹp Việt Nam

    Bài gửi by manhhung_14_11 2010-10-30, 13:38

    Quan niệm dân gian về người đẹp Việt Nam

    Từ thời xa xưa, trong văn hoá dân gian Việt Nam đã lưu hành một quan niệm về vẻ đẹp của người Việt Nam truyền thống. Đặc biệt, quan niệm này không hề màng đến... các thông số và không hề lấy các thông số làm trọng. Trái lại, dường như nó còn rất... lãng đãng, mơ hồ, không xác định... Song ngẫm cho cùng, đó là một quan niệm về người đẹp Việt Nam thật tinh tế, sang cả, uyển chuyển, thậm chí rất... thâm thuý. Và không kém phần hiện đại. Vậy thì dân gian Việt Nam coi ai là người đẹp Việt Nam và cái gì trở thành chuẩn đẹp để xác định đó là người đẹp ?

    Tôi tìm thấy trong ca dao tục ngữ Việt Nam hai câu rất hay, trong đó hàm chứa sâu sắc một quan niệm thẩm mỹ rõ ràng về cái đẹp riêng của người đẹp Việt Nam:

    Những người thắt đáy lưng ong
    Đã khéo chiều chồng, lại khéo nuôi con

    Ở hai câu này, là hai chuẩn đẹp hài hoà. Nói theo ngôn ngữ hiện đại thì người phụ nữ Việt được coi là đẹp phải đẹp cả hình thức lẫn nội dung, phải đạt được cả vẻ đẹp tâm hồn lẫn vẻ đẹp hình thể. Còn nói theo ngôn ngữ dân gian được suy ra từ hai câu ca dao trên, thì người đẹp Việt Nam ắt hẳn là phải đẹp cả người lẫn nết.

    Nhưng tại sao, có nhiều vẻ đẹp làm nên một thân hình phụ nữ đẹp: nào khuôn mặt trái xoan, nào cặp mắt bồ câu hoặc mắt lá răm (mắt sắc dao cau), lông mày lá liễu, cặp môi cắn chỉ thắm mầu quết trầu, cổ cao ba ngấn, rồi bờ vai tròn lẳn, bàn tay búp măng, gót chân đỏ như son... cũng đều được dân gian ca ngợi và tôn vinh; nhưng riêng trong hai câu này, dân gian lại chỉ coi lưng ong mới là có giá và đẹp nhất.

    Thực ra dân gian đã thật tinh đời, và rất có kinh nghiệm, là "lưng vốn" kinh nghiệm của một dân tộc nông nghiệp, lấy nghề làm ruộng làm nghề nuôi sống cả dân tộc; nên rất chí lý khi tìm ra cái tín ngưỡng phồn thực đề tôn vinh hai cử chỉ sinh nở, vốn là kết quả sự hôn phối của hai cặp đôi: Đất -Trời giao phối thì đẻ ra mùa màng hoa trái thóc gạo, và Mẹ - Cha hôn phối thì sinh sản ra "con đàn cháu đống". Với cái triết lý mang lõi nhân của sự phối kết âm dương ấy, dân gian Việt Nam đã nhìn thấy ở cái lưng ong người thiếu nữ thôn quê cái quyến rũ nhất của sự sinh nở. Một cái lưng như thế, chắc chắn sẽ còn ứng với một dáng vóc đẹp và một dáng đi uyển chuyển... Hơn thế nữa, người đàn ông nào may mắn lấy được "lưng ong" làm vợ cái chắc là sẽ được một người vợ đảm, đáp ứng hai "cái khéo" được coi là chuẩn đẹp nết cao nhất của người đẹp Việt Nam với đủ cả công, dung, ngôn, hạnh: đó là khéo chiều chồng, lại khéo nuôi con. Về cái khéo chiều chồng, thì quả là người đẹp Việt Nam cũng khá vất vả, đôi khi sa vào những tình thế "tiến thoái lưỡng nan": giữa khi lửa cháy cơm sôi, lợn kêu, con khóc, chồng đòi... tòm tem. Ấy thế mà họ vẫn cứ khéo léo chèo chống êm xuôi:

    Chồng nóng thì vợ bớt lời.
    Cơm sôi rút lửa chẳng rơi hạt nào.

    Rồi nữa "Một điều nhịn, chín điều lành". "Xấu chàng, hổ ai", "Chín bỏ làm mười", hoặc một tình huống nhường nhịn khác:

    Chồng giận thì vợ làm lành.
    Miệng cười hớn hở rằng anh giận gì.

    ... Càng ngẫm mới càng thấy dân gian là... có lý! Có lý đến mức, ngay cả khi cái đẹp không thể đi đôi được với cái nết (vì cái đẹp nhiều khi cũng còn phụ thuộc vào... ông Giời, hay 12 bà mụ. Ai có thể may mắn như cô Kiều của Nguyễn Du tài sắc mười phân vẹn mười, đã đẹp, lại đủ tài cầm, kỳ, thi, họạ..). Vậy thì khi phải lựa chọn lấy vợ trong trường hợp bất khả, dân gian vẫn chọn người đẹp nết, chứ không chọn đẹp người mà trắc nết, với sự khẳng định: cái nết đánh chết cái đẹp...


      Hôm nay: 2024-04-19, 13:53