DSO - DIỄN ĐÀN SINH VIÊN ĐÀ LẠT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DIỄN ĐÀN SINH VIÊN ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT


3 posters

    Văn hóa Chăm

    Admin
    Admin
    Quản trị viên
    Quản trị viên


    Giới tính : Nam
    Tổng số bài gửi : 1422
    Cảm ơn : 207

    Văn hóa Chăm Empty Văn hóa Chăm

    Bài gửi by Admin 2008-12-28, 02:07

    VĂN HÓA CHĂM!


    Tiết trên trang phục của vua quan ,các vị tăng lử thường được trang trí bằng nhửng hình như hình con chim hăng,chim thiên nga,con rồng (GIRAI) v…v
    2.4 Họa tiết trên trang phục truyền thống dân tộc chăm
    2.41 Các loại văn hóa trên vải.
    Sự phong phú và đa giạng của các loại văn hóa trên vải chăm cho dến nay vẩn là đề tài hấp dẫn đối với các nhà mỹ thuật và khoa học .Hầu như phần lớn các sản phẩm của người chăm không thể thiếu các loại hoa văn trang trí.trong các sắc phục của giới tăng lữ,tôn giáo chăm,các tầng lớp trên cho đến phổ cập giới bình dân đều có sự hiện của nhiều loại hoa văn ,nhất là trên các y phục cổ truyền của các thiếu nử chăm .
    Trong quá khứ củng như trong một vài sản phẩm dệt hiện nay ,có thể căn cứ trên các dạng hoa văn ,hoặc cách bố trí hoa văn mà phân biệt được các hạng người trong xã hội.các phụ nử chăm trong tầng lớp trên mặc khăn biyuôn (một loại váy quấn có trang trí hình chim hăng .guruda…trong lúc đó phụ nử bình dân mặc biyuôn.địa vị xã hội càng cao thì quần áo của họ càng nhiều loại hoa văn.các loại vải dệt có hoa văn hình girai (một loại rồng của người chăm) giành cho các vị chức sắc tôn giáo chăm,hoăc được làm đồ tùy táng khi hóa tang người chăm bà la môn…vvv
    Những đồ án trang trí hoa văn được thiết lập trên vải chăm tập trung chủ yếu vào 2 loại hình.
    2.4.1.1 Kiểu hoa văn dùng băng vải kì hà.
    Các kiểu hoa văn hình học với tập trung các nút chỉ,tạo cảm giác của các đường nét thành một khối hình thôi,hình tứ giác nói chung.các hình kì hà cũng được người chăm khai thác khi tạo giáng.
    Hoa văn bằng cách lập lại các đường nét từ ngoài vào trong,hoặc lập lại theo những chu kì nhất định các hình khối hình học .người chăm gọi là hoa văn gián hình học băng nhiều tên khác nhau,và có sự quy ước khi bố trí trên toàn mặt vải hay thành các dảy song song.như các loại hoa văn có tên gọi là Bingu-mun gồm các hình thoi lồng vào nhau,hoa văn chăm birau bằng các hình thoi lập lại từng khối… các loại hoa văn này được bố trí trên toàn bộ mặt vải trông như những nụ hoa hay cụm hoa,các loại hoa hôm mư là những vạch ngắn xen kề nhau chếch nhau theo các tầng lớp,chăm gồm một tập hợp các hình thoi và các đương chéo nhau tạo thanhfvaf có tâm giữa của mổi hình là một chấm nhỏ.tâm UM gồm 3 cụm tạo thành 3 khối hình chắn ngang bởi 3 đường kẻ ở 2 đầu .REH là dãy màu dích dắc theo hình sóng lượn..được bố trí thành từng dải song song cách đều theo mặt tấm vải.tạo nên những đương viền sặc sở và đẹp mắt
    2.4.1.2. các kiểu hoa văn cách điệu từ thiên nhiên.
    Ngay trong dạng hoa văn hình học trên vải chăm.củng thấy ít nhiều sự cách điệu hoa lá,núi non bằng các đường nét hình khối.với hình thức trang trí bằng loại hoa văn cách điệu như thế này thì đòi hỏi sự tượng của người dệt thủ công người chăm thật là phong phú và tài hoa.nhìn những mãng hoa văn với các đường nét chấm phá có thể nhận ra hình dáng của từng loại hoa văn ,loại nào của macara,,Girai (rồng chăm) chim hăng (thiên nga) chim thần garuda,chim công … thật hết sức sinh động và mỹ thuật.những loại hoa văn cách điệu nói trên trong hình thức trang trí trên vải chăm còn thể hiện các loại dây leo,hoa lá..riêng các cánh hoa dù được cách điệu,hay chép thực đều được bố trí thành những dãi xen kẽ trong toàn bộ mảnh vải trang trí.
    Việc trang trí hoa văn trên các sản phẩm trang phục của dân tộc chăm có rất nhiều cách .ngoài việc bắt bông một số loại hoa văn trên vải,các khung cửi của người chăm dalah thường là dệt những dải hoa văn trên các mảnh vải khổ từ 2-25cm và chiều dài tùy ý với các loại hoa văn sau đó đem kết vào nhửng tấm vải đã dệt song tùy theo yêu cầu và công dụng của tấm vải sẽ làm váy ,làm áo,làm khăn…. Mà có sự may ghép thích hợp theo chiều ngang 2 khổ vải hoặc theo chiều dài của chiều dọc. cách trang trí hoa văn trên vải chăm còn được kết hợp nhiều loại hoa văn hình học ,hoa văn cách điệu thành những vải xem kẻ nhau thành một mảnh.
    2.4.1.3. hoa văn với nhiều dáng vẽ màu sắc độc đáo.
    Để thực hiện được những mảng hoa văn như vậy ,các thợ thủ công chăm có thể bố trí có hệ thống go khi mắc sợi , hoặc nối ghép nhiều vải đả được dệt từ khung DALAH hoặc trên dệt văn theo ý định hoặc các quy ước trong việc tạo dáng ,tạo mảnh hoa văn trên sản phẩm.các sản phẩm dệt của người chăm khá phong phú nhằm đáp ứng rộng rải cho nhu cầu trang phục cho trang sức của người chăm,các nghi thức tôn giáo,tin ngưỡng,và có cả việc trao đổi với các dân tộc láng giềng .với khung băn người chăm chủ yếu dệt các sản phẩm không có hoa văn chỉ nền màu duy nhất (màu đen,xanh đen,nâu đen ) hoặc có hoa văn trang trí màu xanh theo mặt sợi dọc kim tuyến óng ánh như lông chim cu và băn kotuah tư với chỉ nhuộm 2 màu trắng đỏ xen kẻ vào nhau.thành một mảnh hoa văn với nhiều dáng vẻ màu sắc độc đáo .để thực hiện được nhửng mảnh hoa văn như vậy các thọ thủ công chăm có thể bố trí có hệ thông go khi mắc sợi hoặc nối ghép nhiều vải có hoa văn đả được dệt từ khung dalah,hoặc trên dệt văn theo ý định hoặc các quy ước trong việc tạo dáng,tạo mảng hoa văn trên sản phẩm.
    2.4.1.4. các sản phẩm
    Các sản phẩm dệt của người chăm khá phong phú nhằm đáp ứng ứng rộng rải cho nhu cầu trang phục cho trang sức của người chăm,các nghi thức tôn giáo,tin ngưỡng,và có cả việc trao đổi với các dân tộc láng giềng .với khung băn người chăm chủ yếu dệt các sản phẩm không có hoa văn chỉ nền màu duy nhất (màu đen,xanh đen,nâu đen ) hoặc có hoa văn trang trí màu xanh theo mặt sợi dọc kim tuyến óng ánh như lông chim cu và băn kotuah tư với chỉ nhuộm 2 màu trắng đỏ xen kẻ vào nhau.
    Người chăm cón sử dụng khăn màu trắng hoặc mộ số màu khác có khổ 40x100cm có chiều dà khoảng 20 cm và loại khăn gilia 50x 120cm loại khăn chak để sử dụng may một số trang phục truyền thống trong các dịp lể hội ở ninh thuận ,bình thuận ngoài ra còn mộ số lọa khăn và băn như đilah lamơthăn bơn bay,băn tha khổ rộng 15cm và chiều dài dọc theo tấm chăn có tua.
    Dài từ 6-7 cm loại này thường có nền màu đỏ với hoa văn màu vàng ,trừ bôn bai yuôn và băn tha yuôn có màu trắng.
    Jik là các dải có hoa văn trang trí ở đường viền các tấm vải jik không có tua như dalah,khổ hẹp từ 2-4 cm
    Taly kaing (thắt lưng) là những vải có trang trí hoa văn dùng thắt lưng.loại malai dệt trơn nền trắng khổ 80cm dài 180cm .loại mưta mưnuk (mặt gà).loại bingu mun giống như marai ,nhưng có hoa văn trang trí kiểu bingu mun .loại malikan có hoa văn trang trí trên cả 2 mặt vải,loại này trước đây chỉ dành riêng cho vua chúa và các chức sắc tôn giáo.
    Talaixang :là một loại băn vải dùng làm dây cuốn xác chết có khổ 4cm đến 400cm ,trên vải có 4 mô tiếp trang trí hình trái tim được dệt bằng kim tuyến trên nền vải trắng.
    Con người lao động trong cuộc sống và có cả sự ảnh hưởng của tôn giáo.Họ dùng họa tiết ở rất nhiều nơi,nhiều chổ song trang phục họ chủ yếu dùng đường ki hà tạo thành những hình thoi lồng vào nhau hay hình thoi bố trái thành tông vải lặp lại (chăm birau) hình thoi bố trí thành từng khối(chuh) đường vòm (ren) các đường có màu sắc khác nhau chạy song song tạo


    Nguồn : petalia.org
    muabui
    muabui
    Thử việc văn phòng
    Thử việc văn phòng


    Giới tính : Nam
    Tổng số bài gửi : 46
    Tuổi : 35
    Cảm ơn : 7

    Văn hóa Chăm Empty Re: Văn hóa Chăm

    Bài gửi by muabui 2010-10-04, 10:42

    cảm ơn bạn vì bài viết hữu ích happy
    thienthan
    thienthan
    Giám sát viên
    Giám sát viên


    Giới tính : Nữ
    Tổng số bài gửi : 739
    Tuổi : 33
    Cảm ơn : 251

    Văn hóa Chăm Empty Re: Văn hóa Chăm

    Bài gửi by thienthan 2010-10-04, 11:56

    Vương quốc Chăm Pa (tiếng Chăm: Campapura - đô thị Chăm) hay Nagara Campa - xứ sở Chăm), là một quốc gia độc lập, tồn tại liên tục qua các thời kỳ từ năm 192 đến năm 1832 qua các tên gọi Lâm Ấp, Hoàn Vương, Chiêm Thành và cuối cùng là Panduranga-Chăm Pa trên phần đất nay thuộc miền Trung Việt Nam. Cương vực của Chăm Pa lúc mở rộng nhất trải dài từ dãy núi Hoành Sơn ở phía Bắc cho đến Bình Thuận ở phía Nam và từ biển Đông cho đến tận miền núi phía Tây của nước Lào ngày nay. Văn hóa Chăm Pa chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Campuchia và Java đã từng phát triển rực rỡ với những đỉnh cao nghệ thuật là phong cách Đồng Dương và phong cách Mỹ Sơn A1 mà nhiều di tích đền tháp và các công trình điêu khắc đá, đặc biệt là các hiện vật có hình linga vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay cho thấy ảnh hưởng của Ấn giáo và Phật giáo là hai tôn giáo chính của chủ nhân vương quốc Chăm Pa xưa.

    Chăm Pa hưng thịnh nhất vào thế kỷ thứ 9 và 10 và sau đó dần dần suy yếu dưới sức ép Nam tiến của các vương triều Đại Việt từ phía Bắc và các cuộc chiến tranh với Đế quốc Khmer. Năm 1471, Chăm Pa chịu thất bại nặng nề trước Đại Việt và bị mất phần lớn lãnh thổ miền bắc vào Đại Việt. Phần lãnh thổ còn lại của Chăm Pa tiếp tục bị các chúa Nguyễn thôn tính lần hồi và đến năm 1832 toàn bộ vương quốc chính thức bị sáp nhập vào Việt Nam.
    - Nguồn Wikipedia

    Văn hóa Chăm 3(1340)

    Văn hóa Chăm Images?q=tbn:KyCORMW59iaX-M::&t=1&usg=__dXugp5JvSeGKHwjejO-H4eU-nxU=

    Sponsored content


    Văn hóa Chăm Empty Re: Văn hóa Chăm

    Bài gửi by Sponsored content


      Hôm nay: 2024-03-29, 06:39