DSO - DIỄN ĐÀN SINH VIÊN ĐÀ LẠT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DIỄN ĐÀN SINH VIÊN ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT


    Hàn Quốc: thủ phạm đánh chìm tàu Cheonan.

    Admin
    Admin
    Quản trị viên
    Quản trị viên


    Giới tính : Nam
    Tổng số bài gửi : 1422
    Cảm ơn : 207

    Hàn Quốc: thủ phạm đánh chìm tàu Cheonan. Empty Hàn Quốc: thủ phạm đánh chìm tàu Cheonan.

    Bài gửi by Admin 2010-05-30, 15:16

    Hàn Quốc: Ai đã đánh chìm tàu Cheonan?

    Đây là một câu hỏi lớn và rất khó trả lời cho vụ chìm tàu hộ tống Cheonan của Hàn Quốc, xảy ra cách đây hơn một tháng. Kể cả sau khi điều nghiên kỹ vết toác làm gãy đôi chiếc tàu chiến nặng 1.200 tấn, giới chức trách Hàn Quốc vẫn chưa thể đưa ra kết luận nào về thủ phạm thật sự gây ra tai nạn.


    Vụ chìm tàu Cheonan xảy ra vào ngày 26/3/2010 trên vùng biển Tây (Hoàng Hải), phía tây bán đảo Triều Tiên. Theo báo chí quốc tế, dường như đã có một vụ nổ xảy ra làm gãy đôi chiếc tàu, phần đuôi tàu chìm nghỉm khiến 46 thủy thủ ở trong khoang chết và mất tích, phần đầu tàu chìm chậm hơn, nhờ đó mà 58 người đã sống sót.

    Hàn Quốc: thủ phạm đánh chìm tàu Cheonan. 18_bo957
    Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Tae-Young

    Ngày 13/4, sau 17 ngày chìm dưới nước, cả hai phần đầu và đuôi tàu Cheonan đã lần lượt được trục vớt để phục vụ điều tra. Ngày 16/4, chuyên gia Yoon Duk-yong, một trong những nhà điều tra hàng đầu trong vụ này, đã phát biểu với báo chí rằng, "dường như tàu chìm bởi một vụ nổ từ bên ngoài". Phán đoán của giới chuyên môn Hàn Quốc là "rất có thể một quả ngư lôi bắn từ tàu ngầm hoặc một quả thủy lôi trôi nổi đã làm nổ tung con tàu".

    Ngay sau khi vụ việc xảy ra, và suốt từ đó đến nay, báo chí Hàn Quốc và quốc tế lẫn giới nghiên cứu Hàn Quốc đã thổi bùng vụ việc, tạo một bầu không khí thông tin đồn thổi nhằm lái sự nghi ngờ về phía CHDCND Triều Tiên, khiến dư luận nghĩ rằng, Bình Nhưỡng chính là thủ phạm thật sự của vụ việc.

    Giữa CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc về nguyên tắc vẫn trong tình trạng chiến tranh mặc dù cuộc chiến trên bán đảo Triều Tiên đã lùi xa gần 60 năm; và hiện tại quan hệ giữa 2 miền vẫn đang căng thẳng do quan điểm cứng rắn của Tổng thống Lee Myung-bak đối với các vấn đề liên quan tới CHDCND Triều Tiên.

    Gần đây CHDCND Triều Tiên đã có một số hành động "làm căng" trong quan hệ về kinh tế với Hàn Quốc; nước này cũng tuyên bố sẽ tiếp tục thử tên lửa đạn đạo để trả đũa việc Mỹ và Hàn Quốc tiến hành tập trận trong vùng biển Hoàng Hải, gần khu vực tranh chấp. Một số chuyên gia Hàn Quốc thậm chí còn lôi ra hàng loạt vụ việc mang tính "khiêu khích" của CHDCND Triều Tiên cách nay 30-40 năm để minh chứng cho khả năng dính líu của Bình Nhưỡng. Trong bối cảnh như thế, dư luận sẽ dễ dàng bị thuyết phục trước luận điệu buộc tội Bình Nhưỡng được các phương tiện truyền thông tung ra.

    Tuy nhiên, đó chỉ là những suy luận mang tính chủ quan của các thế lực thù địch dựa trên những bằng chứng không hề thể hiện mối liên quan nào với CHDCND Triều Tiên. Nếu theo dõi kỹ báo chí Hàn Quốc và quốc tế trong hơn tháng qua, sẽ dễ dàng nhận ra một điều rằng, cho dù cố tình hướng dư luận nghi ngờ CHDCND Triều Tiên, nhưng tuyệt nhiên không một quan chức Hàn Quốc nào đưa ra kết luận "Bình Nhưỡng có nhúng tay vào" vụ đó. Trong nhiều tuyên bố liên quan vụ chìm tàu Cheonan, Tổng thống Lee Myung-bak cũng chỉ nói "sẽ có phản ứng mạnh mẽ", hoặc "hành động quyết liệt" để trả đũa vụ chìm tàu chứ cũng chẳng hề ám chỉ rõ ràng hơn về phía bắc và cũng không hề nêu hành động cụ thể nào.

    Về nguyên tắc, nếu không có bằng chứng thì không thể đưa ra kết luận. Vấn đề đã được để ngỏ, tạo bức màn bí ẩn xung quanh vụ việc càng lâu càng tốt; dư luận càng sốt ruột, đòi hỏi về sự thật, càng phục vụ tốt cho mục đích sâu xa hơn nhằm gây sức ép về chính trị, ngoại giao đối với CHDCND Triều Tiên. Tờ Asia Times số ra ngày 17/4/2010 đã liên hệ sự kiện này với sự kiện khủng bố 11/9/2001 ở Mỹ để bình luận rằng, đây có thể là một âm mưu thâm độc nhằm đầu độc dư luận trước khi các thế lực thù địch tiến hành những hành động cứng rắn hơn, mạnh tay hơn với CHDCND Triều Tiên.

    Ngày 17/4, sau nhiều ngày im lặng, lãnh đạo Bộ Quốc phòng CHDCND Triều Tiên đã lên tiếng bác bỏ sự dính líu tới vụ chìm tàu, đồng thời cáo buộc Seoul đã "cố tình phao tin đồn" để tạo không khí nghi ngờ bất lợi cho Bình Nhưỡng.

    Trên tờ Asia Times ngày 5/5/2010, Tiến sĩ Kim Myong-chol đã nêu một số lý do để lập luận ngược lại rằng CHDCND Triều Tiên không hề liên can trong vụ chìm tàu Cheonan. Thứ nhất, vị trí xảy ra tai nạn nằm sâu trong vùng biển thuộc chủ quyền của Hàn Quốc, không nằm ở vùng chồng lấn đang tranh chấp. Do đó khó xác định động cơ CHDCND Triều Tiên dùng ngư lôi đánh chìm tàu Cheonan. Về mặt công nghệ, Bình Nhưỡng chưa thể trang bị tàu ngầm hiện đại đến mức có thể nhắm đánh chính xác tàu Cheonan hoặc lẳng lặng xâm nhập vùng biển của Hàn Quốc mà lọt qua được hệ thống chống tàu ngầm hiện đại do Mỹ trang bị.

    Có những thực tế mà báo chí chống CHDCND Triều Tiên đã không nêu ra. Đó là vùng biển tàu Cheonan bị nạn đang có sự hiện diện khá dày đặc của các hệ thống thiết bị khí tài quân sự Mỹ và Hàn Quốc, đặc biệt là 4 chiếc tàu khu trục được trang bị hệ thống Aegis, bao gồm 3 chiếc của Mỹ (USS Shiloh 9.600tấn, USS Curtis Wilbur 6.800tấn, có trang bị tên lửa điều khiển, USS Lassen nặng 9.200tấn, có trang bị tên lửa điều khiển) và 1 chiếc của Hàn Quốc (Sejong Đại Đế, nặng 8.500tấn, có tên lửa điều khiển). Những khí tài quân sự này đã tham gia một cuộc tập trận mà Lầu Năm Góc đặt tên là Key Resolve-Foal Eagle kéo dài từ ngày 18/3 đến 30/4/2010.

    Hàn Quốc: thủ phạm đánh chìm tàu Cheonan. 18_truc957-400
    Trục vớt phần đuôi tàu Cheonan ngày 13/4.

    Hơn nữa, khu vực tập trận lại nằm sát lằn giới hạn phía bắc (NLL), nếu tàu ngầm CHDCND Triều Tiên xâm nhập được (để đánh ngư lôi tàu Cheonan), vậy các hệ thống chống tàu ngầm Aegis hiện đại kém tác dụng đến thế sao? Hôm 30-3, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ James Steinberg đã bày tỏ không tin vào khả năng dính líu của CHDCND Triều Tiên, cho rằng "không có lý do gì để tin rằng đó là nguyên nhân" đánh chìm tàu.

    Kể cả tướng Walter Sharp, Chỉ huy lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc (USFK) cũng không tin có bàn tay CHDCND Triều Tiên trong vụ chìm tàu Cheonan. Trong cuộc họp báo ngày 6/4, tướng Sharp đã nói rõ các lực lượng phối hợp Mỹ và Hàn Quốc theo dõi rất chặt chẽ mọi động tĩnh của CHDCND Triều Tiên ngày này qua tháng nọ, không sót ngày nào, cho nên khó có chuyện "lọt sổ" xảy ra.

    Cũng theo Tiến sĩ Kim Myong-chol, có nhiều bằng chứng cho thấy rất có thể đây là một vụ "phe mình bắn phe ta", và quả ngư lôi có thể do sự bất cẩn trong cuộc tập trận nói trên đã trôi dạt bên mạn tàu Cheonan và phát nổ. Theo Tiến sĩ Kim, ngư lôi mạnh đến độ "cưa đứt" tàu Cheonan chỉ có thể là loại Mark 46 có trên các tàu Aegis đang tập trận. Đây là loại ngư lôi cải tiến có thể hoạt động trong vùng nước nông như vùng biển Hoàng Hải.

    Cần lưu ý, trước khi cuộc tập trận diễn ra, tướng Sharp đã gửi một bản khuyến cáo 5 điểm và đề nghị các lực lượng tham gia phải cảnh giác và thận trọng khi sử dụng loại ngư lôi này. Theo tờ Kyonggi Ilbo (Hàn Quốc) số ra ngày 30/3, ngay sau khi vụ việc xảy ra, tướng Sharp đang ở Washington đã lập tức bỏ dở cuộc điều trần trước Quốc hội và tức tốc bay trở về Seoul.

    Ngày 14/4, tờ Joong Ang Ilbo cho biết Nhà Trắng đã có những động thái ân cần khác thường với Seoul, với việc Tổng thống Obama đưa ra nhiều cử chỉ "an ủi" Tổng thống Lee Myung-bak sau vụ tai nạn thương tâm, trong đó lời đề nghị Seoul đăng cai Hội nghị Thượng đỉnh hạt nhân năm 2012 đã khiến nhiều người ngạc nhiên (theo AFP).

    Tờ Joong Ang Ilbo ngày 14/4 tiếp tục chuỗi "ân cần" của Nhà Trắng bằng tiết lộ rằng, ngày 12/4, Phó tổng thống Joe Biden đã nói "Lee Myung-bak là người ông Obama thích nhất". Ít ai để ý rằng, vào ngày 3/4, tướng Sharp đã bí mật đến dự đám tang của thợ lặn Han Ju Ho - đã chết khi tham gia cứu hộ tàu Cheonan. Nếu không là "thủ phạm" gây tang tóc thì ai lại đi tìm cách ân cần, an ủi "gia đình nạn nhân" như thế?

    Chưa hết, Washington và Seoul càng bối rối, khó xử hơn sau khi xuất hiện loạt thông tin trên mạng Internet ngày 27/4 rằng vụ chìm tàu Cheonan là do va chạm với một tàu ngầm hạt nhân của Mỹ đang tham gia tập trận trên vùng biển Hoàng Hải. Chính phủ Hàn Quốc đã thông báo sẽ điều tra xử lý nghiêm khắc kẻ đã tung ra thông tin này...

    Vụ tai nạn chìm tàu Cheonan đã được báo chí khắp thế giới đưa tin liên tục trong nhiều ngày. Vì thế, sẽ rất bất lợi cho cả Mỹ lẫn Hàn Quốc nếu sự thật chứng minh đúng như những "thực tế" mà báo chí vừa nêu

      Hôm nay: 2024-03-28, 23:09